Vài nét về hội Chùa Láng – nơi diễn ra Hội thổi cơm thi độc đáo
Chùa Láng (còn gọi là Chùa Cả, Chiêu Thiền Tự…) là ngôi cổ tự nổi tiếng phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Chùa xây dựng thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) – với bề dày lịch sử gần 900 năm tuổi, trầm mặc bên dòng sông Tô giữa chốn nhân gian, 4 mùa có vẻ đẹp vừa kỳ vĩ tráng lệ, vừa tinh tế uyển chuyển. Cộng thêm nét huyền bí, thanh u rất mộc mạc và sáng láng khác nhiều chốn thiền lam thắng cảnh khác.
Ngôi cổ tự nằm trên cánh đồng rau thơm làng Láng cổ truyền, từng được sĩ tử Bắc Hà coi là ”Đệ nhất tùng lâm” bây giờ chỉ còn:
Nghìn năm xa vời vợi, dòng sông Tô dần rồi cũng cạn dòng chậm lắng.
Cánh đồng rau thơm tiến vua thuở trước cũng mai một mỗi mùa sang.
Chùa Láng được coi là trung tâm hệ thống di tích liên quan đến Thiền sư Từ Đạo Hạnh (như chùa Nền – tương truyền là nhà của Thiền sư Từ Đạo Hạnh).
Xem Thêm : Cách làm Salad Mosaic Dưa với sốt Hot Honey Vinaigrette
Bạn Đang Xem: Hà Nội có làng độc nhất vô nhị 3 lứa tuổi vừa thi thổi cơm, vừa múa hát pha trò để… giành giải
Xem Thêm : 2 loại rau cải ngược tên nhau và những người không nên ăn kẻo hại thân
– Chùa Hoa Lăng (Ba Lăng) nơi thờ mẹ Thân mẫu của Ngài.
– Chùa Tam Huyền thờ Thân Phụ của Ngài. Chùa Thầy nơi tu hành đắc đạo của Ngài…
Chùa Láng có đặc điểm “Tiền Phật hậu Thánh” có 100 gian – là một trong 4 chùa Trăm Gian nổi tiếng ở Bắc Bộ. Trong chùa còn lưu 12 đạo sắc của các triều vua phong cho Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.
Chùa có 198 pho tượng Phật lớn nhỏ được sắp xếp theo nghi thức chùa Việt cổ (như một bảo tàng mỹ thuật đủ các bộ tượng tạo tác đẹp như bộ tượng Tam Thế Phật, Phật Mẫu Chuẩn Đề, A Di Đà, Ngọc Hoàng – Kim Đồng – Ngọc Nữ…) đạt chuẩn mực cao, niên đại nghệ thuật thế kỷ XIX.
Hiện cổng chùa vẫn còn 4 chữ đề: Thiền Thiên hiển thánh, và hai hàng muỗm cổ hơn 700 tuổi trầm mặc trước lối vào cổ tự, khiến cả ngôi chùa như náu mình dưới tán lá sum xuê và bầu trời cao vời vợi.
Tương truyền, đức Thánh làng Láng vốn là Thiền sư Từ Đạo Hạnh – một đại thiền sư nổi tiếng thuộc thế hệ thứ 12 dòng Thiền Nam Phương ở Việt Nam. Ngài thông minh, hiếu học, đã đi học đạo ở Tây Vực, trở về tu luyện và truyền đạo Phật ở núi Sài Sơn quê cha (ở vùng núi Sài Sơn, Thạch Thất, thuộc đất Sơn Tây, nay cũng thuộc về Hà Nội).
Mấy năm qua Lễ hội Chùa Láng “nghỉ” vì đại dịch Covid, năm 2023 được tổ chức với nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian, nhằm tái hiện các nghi thức văn hóa “độc nhất vô nhị” của kẻ Láng xưa.
Hội thổi cơm thi chùa Láng
Lễ hội Chùa Láng thường niên mở từ mùng 6 – 8 tháng Ba âm lịch. Chính hội là ngày 7/3 âm lịch. Nhưng kỳ chính hội làng Láng thì 5-7 năm mới mở một lần – vào những năm “phong đăng hòa cốc” (năm mưa thuận gió hòa, được mùa, no ấm…).
Ngoài nghi lễ cổ truyền nghiêm trang như dâng hương, dẫn lục cúng, các hoạt động tín ngưỡng truyền thống… còn có những trò vui dân gian đặc sắc như chọi chim, chọi gà, đánh cờ người, hát quan họ… sôi động, hấp dẫn.
Đặc sắc nhất là Hội thổi cơm thi, hấp dẫn nhất diễn ra vào chiều ngày vãn hội (kết hội mùng 8 tháng Ba) – khác biệt với các hội làng ven đô khác (như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội thổi cơm thi Làng Phúc Lý hay làng Thượng Cát…).
Hội thổi cơm thi chia làm 3 đợt: Đợt đầu dành cho người trung niên. Đợt thứ hai dành cho thanh niên. Đợt thứ ba dành cho thiếu niên.
Chuyên gia ẩm thực, Admin Hà Thành Hương xưa vị cũ Vũ Thị Tuyết Nhung chia sẻ về Hội thổi cơm thi chùa Láng bà từng tham dự. Lần đó có 4 chị em gái nhà họ Đỗ của làng Láng – gia tộc họ Đỗ ở làng Láng có thuyền thống tham gia đông đảo vào các kỳ hội thổi cơm thi và hay có thành viên đoạt giải cao. 4 chị em họ Đỗ tuổi trung niên, khỏe mạnh, nước da đỏ hồng vận y phục sặc sỡ, thắt lưng xanh đỏ. Mỗi người gánh chiếc đòn gánh tre nho nhỏ, một đầu buộc bếp kiềng và trên là kê chiếc niêu đồng nhỏ đổ chừng dăm lẻ gạo, nước. Đầu kia buộc vào dải thắt lưng để giữ thế cân bằng.
Sau đó, họ vừa châm lửa vào bếp, vừa gánh nồi chạy quanh sân và múa hát rập rình, xoay đảo rất khéo sao cho vừa nấu chín cơm, vừa pha trò cho người xem trong tiếng trống thúc liên hồi kỳ trận. Đây cũng là nét độc đáo của Hội thổi cơm thi làng Láng – bởi các thí sinh phải vừa gánh bếp lửa thổi cơm, vừa phải nhảy múa vòng quanh lầu bát giác giữa sân chùa – tạo không khí sôi động, hài hước mà hiếm có lễ hội thổi cơm thi nào có.
Khi củi lửa tàn thì họ liền rút tiếp củi cắp bên nách tiếp vào bếp. Cơm cạn thì rút bớt củi để lửa lom dom cho cơm chín tới rồi hạ gánh, trình ban giám khảo.
Bà Đỗ Thị Chuông, người từng dự lễ hội thổi cơm thi làng Láng từ năm lên 7 tuổi, giờ ở xa quê nhưng vẫn nhớ về làng dự lễ. Bà cho biết, dăm năm làng mới vào hội chính, vui lắm nên chị em bà kỳ nào cũng tham gia và quyết giành giải và đã giành được mấy kỳ liên tiếp.
Xem Thêm : Cách làm Salad Mosaic Dưa với sốt Hot Honey Vinaigrette
Bạn Đang Xem: Hà Nội có làng độc nhất vô nhị 3 lứa tuổi vừa thi thổi cơm, vừa múa hát pha trò để… giành giải
Ông Nguyễn Văn Sáo, từng làm Trưởng ban tổ chức cuộc thi thổi cơm vận áo the đen, thắt dây lưng đỏ, chạy đôn chạy đáo quanh lầu bát giác giám sát cuộc thi, chia sẻ: Để chọn được nồi cơm giải nhất vừa chín sớm, vừa chín dẻo là khó. Bởi các nồi cơm đều đạt chất lượng một chín, một mười… nên cuộc thi lấy sự vui vẻ và đoàn kết là chính.
Đợt thi thứ 2 và 3 dành cho nam nữ thanh niên trẻ của làng Láng. Những chàng trai cô gái khoẻ mạnh, tươi tắn rực rỡ trong những bộ trang phục lễ hội gồng gánh nồi cơm trên bếp lửa rừng rực cháy đỏ… Họ tham gia để vui cười, giữ gìn truyền thống quê hương, chứ thắng thua không quan trọng. Có những thanh niên năm nào cũng dự thi, mỗi năm lại sáng tạo thêm được các điệu múa và các trò gây cười khác… và việc chăm chút cho cơm chín dẻo vẫn là hàng đầu.
Cụ bà Nguyễn Thị Gái cho hay, Ban giám khảo ngoài chấm cơm bằng cách nếm thử bằng miệng còn phải bấm thử bằng tay mới định ra được nồi cơm vừa chín vừa dẻo vừa xuê. Riêng ý bà thì nồi cơm nào mà lại có vầng cháy sem sém hanh vàng mới là thích nhất. Giải thưởng của Hội thổi cơm thi làng Láng chỉ tượng trưng, nhưng ai đi dự hội cũng hào hứng náo nức.
Khi nắng chiều bắt đầu nhạt ánh, vòm lá muỗm cao vợi xanh om mát mẻ thì Lễ hội thổi cơm thi kết thúc. Ai nấy nấy đều hồ hởi phấn chấn trong niềm vui kết hội để ngày mai trở lại công việc đời thường, với lời hẹn tỉ thí tiếp vào ngày Hội thổi cơm thi làng Láng mồng 7 tháng Ba những năm sau.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Món Ngon