Đến một độ tuổi nào đó làn da của mỗi người sẽ xuất hiện những nếp nhăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người ta gọi đây là dấu hiệu của sự lão hóa da tự nhiên. Hiện nay, để xóa mời nhanh các nếp nhăn trên da mặt, nhiều người thường tìm đến phương pháp tiêm filler. Vậy filler là gì? Các những loại filler nào phổ biến? Tiêm filler có ảnh hưởng gì về sau không?
1. Filler là gì?
Filler là chất có tác dụng làm đầy da mặt. Theo đó, người ta sẽ tiêm chất này vào các đường nhăn trên khuôn mặt nhằm giúp cho da căng đầy, xóa mờ đi nếp nhăn. Filler thường được tiêm ở dưới da nên còn gọi là chất độn da. Khi tiêm filler, bạn có thể xóa đi các nếp nhăn khi cười, làm đầy cho vùng môi và vùng má. Đồng thời, làm giảm mụn và sẹo.
Filler là chất có tác dụng làm đầy da mặt
Hầu hết các loại filler sau khi tiêm vào cơ thể thì đều bị hấp thụ. Do đó, tiêm filler chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Tác dụng có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy vào từng loại filler và đặc điểm cơ địa của từng người.
Dù nhiều trung tâm thẩm mỹ luôn quảng cáo về tác dụng vĩnh viễn. Tuy vậy, nếu hiểu rõ bản chất của filler thì bạn có thể thấy đó chỉ chiêu trò PR quá đà.
2. Các loại filler là phổ biến nhất hiện nay
Chất làm đầy da filler hiện khá phong phú. Một số loại filler có thể đem đến hiệu quả căng da mặt ngay tức thì. Nhưng với một số loại filler khác phải chờ đến vài tuần hay vài tháng sau, người được tiêm mới cảm nhận rõ tác dụng.
Chất làm đầy da filler hiện khá phong phú
2.1. Axit hyaluronic (HA)
Axit hyaluronic (HA) là chất dạng gel thường có sẵn trong cơ thể của mỗi người. Người ta hay sử dung HA để làm đầy những vùng da dễ bị nhăn nheo như má, vùng da quang môi và mắt.
Bình thường thì axit hyaluronic sẽ bị cơ thể tái hấp thụ do đó thời gian liên kết khi da tiêm chất làm đầy này chỉ kéo dài từ nửa năm đến 1 năm. Nhưng nhờ vào những tiến bộ của công nghệ thẩm mỹ mà giờ đây tác dụng của axit hyaluronic (HA) có thể kéo dài hơn 1 năm.
2.2. Axit poly-L-lactic
Đây là một loại axit phân hủy sinh học có tác dụng đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen chứ không trực tiếp làm đầy nếp nhăn như các loại filler khác. Mặc dù không có tác dụng ngay lập tức nhưng axit poly-L-lactic lại đem đến hiệu quả dài lâu. Thường thì axit poly-L-lactic sẽ giúp da của người được tiêm căng mịn ít nhất là 2 năm.
2.3. Canxi hydroxylapatite (CaHA)
Loại filler này sử dụng những hạt canxi ở dạng cực nhỏ ở trong một loại gel. Sau đó nó sẽ tiêm xuống dưới da. Nếu so với Axit hyaluronic (HA) thì canxi hydroxylapatite (CaHA) có tính an toàn và trị nhăn với các nếp nhăn sâu cũng cao hơn.
2.4. Tiêm mỡ tự thân
Tiêm mỡ tự thân, có nghĩa là các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mỡ từ các vùng khác trên cơ rồi tiêm lên da mặt. Trong quá trình thực hiện hút và tiêm mỡ, bạn bắt buộc phải tiêm thuốc an thần. Tiếp theo, bạn phải mất ít nhất từ 1 đến 2 tuần thì mới phục hồi lại bình thường. Nếu quá trình này diễn ra an toàn, tiêm mỡ tự thân thường mang đến hiệu quả căng da trong thời gian khá dài.
2.5. Polymethylmethacrylat (PMMA)
Polymethylmethacrylat (PMMA) được cấu thành từ các hạt cực nhỏ microspheres và collagen. Tác dụng của PMMA kéo dài đến 5 năm. Thế nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy PMMA lại tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ như nhiễm trùng da, nổi các nốt sần. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.
3. Tiêm filler có ảnh hưởng về sau không?
Tiêm filler giúp xóa đi các nếp nhăn trên da mặt cực kỳ nhanh. Tuy nhiên, đi đôi với cái nhanh chóng ấy lại là những nguy tiềm tàng mà ít người chú ý tới. Đó có thể là những tác dụng phụ mà bạn sẽ gặp phải sau khi tiêm. Một số trường hợp, tác dụng phụ sẽ biểu hiện ngay khi vừa tiêm filler nhưng sau đó lại biến mất trong vòng 7 đến 14 ngày. Trong đó những tác dụng phụ thường gặp nhất là da sưng tấy, đỏ rát, bầm tím, ngứa, đau rát.
Một ca biến chứng khi tiêm filler
Hiếm gặp hơn là những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chất làm đầy bị rỉ, da xuất các nốt sần hoặc u nhỏ quanh vị trí tiêm, chất làm đầy lan sang vùng da khác. Nguy hiểm hơn là các mô bị chết do tiêm filler vào động mạch chủ hay thậm chí là mù lòa khi filler chặn đường máu ở động mạch chủ lên mắt.
4. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro do khi tiêm filler?
Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiêm filler, bạn cần lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín. Bởi vì đã có rất nhiều trường hợp gặp phải nhiều biến chứng nặng nề khi thực hiện tiêm filler tại những nơi thiếu điều kiện cơ sở vật chất, bác thiếu chuyên môn tay nghề.
Bạn nên tiêm filler ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín
Trước khi quyết định tiêm filler, bạn cần cung cấp đầy các thông tin về sức khỏe cho bác sĩ trực tiếp thực hiện. Chẳng hạn như tiền sử bệnh lý, các thực phẩm chức năng thường dùng (nếu có). Đồng thời, bạn hãy yêu cầu bên phía bệnh viện thẩm mỹ phải sử dụng loại chất làm đầy đã được Cục quản lý Dược cấp phép sử dụng cho mục đích làm đẹp.
5. Các trường hợp không nên tiêm filler
Tiêm filler là thủ thuật làm đẹp khá phức tạp và không phải người nào cũng áp dụng được. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì tốt nhất bạn không nên tiêm filler:
– Người đang bị viêm nhiễm da
– Người dị ứng với thành phần có trong chất làm đầy da
– Người bị chứng rối loạn đông máu
– Phụ nữ mang thai và đang trong thời kì cho con bú
– Người dễ để lại sẹo lỗi
6. Những chú ý sau khi tiêm filler
Bạn tuyệt đối không được xoa bóp quá mạnh vào vùng da vừa tiêm filler. Bên cạnh đó, không nên để da mặt tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện như sốt cao, khó thở, vùng da đã tiêm filler bị chảy mụ hay nóng ran thì bạn nên đến bệnh viện kiểm sớm nhất có thể.
Từ tất cả những thông tin mà meoeva.com vừa cung cấp, hy vọng đây giúp bạn hiểu rõ filler là gì. Cảm ơn vì đã theo dõi hết bài chia sẻ này của chúng tôi!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Thẩm Mỹ