Nối tóc là phương pháp làm đẹp đang được khá nhiều chị em lựa chọn. Nhờ vào phương pháp này mà bạn sẽ nhanh chóng sở hữu lại một mái dài tự nhiên. Thế nhưng bạn đã biết hiện đang có bao nhiêu kiểu nối tóc? Hay sau khi thực hiện nối dài tóc xong thì có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày không? Bật mí sau đây có lẽ sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.
- Điểm danh 5 kiểu tóc tết đẹp, đơn giản cho mọi chị em
- Kiểu tóc mohican là gì? Tóc mochican hợp với khuôn mặt nào?
- Bộ sưu tập kiểu tóc nam đẹp – độc – chất đón đầu xu hướng undercut 2022
- Bộ sưu tập tóc duỗi đẹp – nữ tính – điệu đà dành cho mọi bạn gái
- Nối tóc là gì? Các phương pháp nối tóc phổ biến nhất hiện nay
1. Nối tóc là gì?
Nối tóc là kỹ thuật ghép nối phần tóc thật hoặc tóc tổng hợp từ bên ngoài lên phần tóc thật của người có nhu cầu nối tóc. Mục đích của việc nối tóc là làm tăng độ dài, giúp cho tóc có độ dày hơn.
Nối tóc là kỹ thuật ghép nối phần tóc bên ngoài lên phần tóc thật của người có nhu cầu nối tóc
Ưu điểm của các phương pháp nối tóc nói chung là giúp tăng độ dài và độ dày của tóc trong thời gian ngắn. Đồng thời, màu tóc nối có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của người có nhu cầu nối tóc.
2. Các phương pháp nối tóc phổ biến
Hiện nay, nếu có nhu cầu nối tóc, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp phổ biến. Đó là nối tóc bằng kẹp chì, nối tóc tết, nối, nối tóc dính và nối tóc fiberglass & elasti.
2.1. Phương pháp nối tóc bằng kẹp chì
Đây là phương pháp nối tóc sử dụng rất nhiều các kẹp chì để liên kết phần tóc tự nhiên và tóc nối lại với nhau. Theo đó, người ta sẽ luồn tóc thật và tóc giả vào trong ống kẹp. Sau đó, dùng lực bấm kẹp chì để những phần tóc trên có thể gắn kết lại.
Phương pháp nối tóc bằng kẹp chì
Nối tóc bằng kẹp chì phù hợp với những bạn gái sở hữu mái tóc khỏe. Hoặc có thể sử dụng phương pháp này để tạo ra những phần tóc highlight mà không cần phải nhuộm tóc.
Lưu ý là kiểu nối tóc kẹp chì có thời hạn bảo hành từ 8 đến 10 tuần. Sau khoảng thời gian này, bạn cần thay tóc nối để tránh vỡ các hạt chì.
2.2. Phương pháp nối tóc tết
Nối tóc tết có nghĩa là phần tóc thật của bạn sẽ được tết thành các bím nhỏ sát da đầu. Việc này gần giống như người ta tết một số phần tóc tự nhiên của bạn thành viền. Sau đó, phần tóc giả sẽ được khéo léo liên kết với viền này theo kiểu dệt sợi. Như vậy tóc tự nhiên và tóc giả đã được bện lại với nhau.
Phương pháp nối tóc tết
Ưu điểm của nối tóc tết là mái tóc của bạn không phải dùng đến hóa chất hay tác động nhiệt. Điều này giúp hạn chế đi những hư tổn cho tóc. Tóc thật và tóc giả sau khi sấy khô sẽ không bị rối. Thời gian duy trì của nối tóc tết là tầm 8 tuần.
2.3. Phương pháp nối tóc dính
Nối tóc dính là một trong những phương pháp nối tóc đơn giản và rẻ tiền nhất. Bạn chỉ cần mất 1 tiếng đồng hồ để hoàn thành mái tóc nối. Trong đó, phần tóc thật và tóc giả và tóc thật sẽ được liên kết với nhau bằng một loại băng dính chuyên dụng. Việc tháo gỡ lớp băng dính cũng khá dễ dàng khi không ảnh hưởng gì nhiều đến phần tóc thật.
Phương pháp nối tóc dính
Tuy nhiên, nối tóc dính sẽ không linh hoạt như các phương pháp khác. Mặt khác, thời hạn duy trì của kiểu nối này cũng chỉ từ 4 đến 6 tuần.
2.4. Phương pháp nối tóc fiberglass & elastic
Nối tóc fiberglass & elastic là kỹ thuật nối tóc hiện đại nhất hiện nay. Các sợi nối fiberglass và elastic có tiết diện cực nhỏ giúp đem lại sự tự nhiên sau nối. Trong đó sợi fiberglass có cấu tạo từ sợi thủy tinh nên rất nhẹ và có tính đàn hồi rất cao. Những người thợ làm tóc sẽ dùng những sợi này để thắt nút tóc giả và tóc tự nhiên lại với nhau.
Nối tóc fiberglass & elastic là kỹ thuật nối tóc hiện đại nhất hiện nay
Ưu điểm của phương pháp nối tóc fiberglass & elastic là thời hạn duy trì có thể lên đến 10 tuần. Thế nhưng chân tóc sau khi bị tác động lực từ quá trình nối tóc sẽ bị yếu đi và tóc dễ bị khô, xơ hơn.
3. Cách chăm sóc tóc sau khi nối
Tóc nối có đẹp và duy trì được lâu hay không phụ thuộc khá lớn vào khâu chăm sóc tóc hàng ngày. Nếu chăm sóc tóc tốt, mái tóc của bạn sẽ không khác gì tóc dài tự nhiên.
Không nên gội đầu trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi nối tóc
3.1. Gội đầu đúng cách
Trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi nối tóc, bạn không nên gội đầu ngay vì có thể ảnh hưởng đến phần tóc nối. Bên cạnh đó, bạn hãy lựa chọn loại dầu gội không chứa silicon hay sulfat để tránh làm mềm các mối nối. Khi gội đầu, bạn cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gãi hay giật tóc quá mạnh.
3.2. Chú ý đến khâu dưỡng tóc
Quá trình nối tóc và tạo kiểu dễ làm cho tóc bị hư tổn. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu dưỡng tóc. Bạn hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc chuyên biệt. Hoặc có thể đến tiệm làm đầu để nhân viên tại đây thực hiện các biện pháp phục hồi cho tóc.
3.3. Giữ cho tóc không bị rối
Bạn cần giữ cho mái tóc của mình luôn mượt mà để không làm ảnh hưởng đến các mối nối tóc. Sau khi gội đầu xong, bạn cần sấy tóc cho khô. Không để tóc bị ẩm trong khi đi ngủ bởi độ ẩm và sức nặng của tóc dễ làm các mối nối bị tuột.
4. Nối tóc có khó gội đầu không?
Đây chắc hẳn là thắc mắc mà rất nhiều các chị em đặt ra. Thực ra thì việc gội đầu sau khi nối tóc có chút cầu kỳ hơn so với trước. Nhưng sẽ không đến nỗi nỗi khó gội cho lắm. Chỉ cần trong quá trình gội đầu, bạn cần thao tác nhẹ nhàng một chút.
Cần thao tác nhẹ nhàng khi gội đầu
Ngoài ra, bạn cần lựa chọn loại dầu gội mà trong thành phần không có chứa silicon và sulfat nhé. Bởi 2 chất này dễ làm tan phần keo dính ở các mối nối tóc. Nếu có điều kiện, bạn hãy đến các tiệm làm đầu để gội đầu và thực hiện các biện pháp phục hồi tóc.
5. Tóc nối giữ được lâu không?
Tóc nối có giữ được lâu hay không là phụ thuộc vào từng phương nối cũng như khâu chăm sóc tóc sau khi nối. Nhưng nói chung, tóc nối cũng chỉ có thời hạn nhất định của nó. Thông thường sẽ từ 4 tuần đến 10 tuần, tức là khoảng 1 đến hơn 2 tháng. Sau khoảng thời gian này, các mối nối tóc sẽ bắt đầu có dấu hiệu lỏng dần, không còn chắc chắn như lúc mới nối tóc.
Tóc nối có thời gian duy trì lâu hay không phụ thuộc vào phương pháp nối
Để giữ cho mái tóc nối duy trì thời gian lâu nhất có thể, bạn cần chăm sóc tóc đúng cách. Đồng thời, hạn chế để tóc tiếp xúc quá nhiều với hóa chất hay các tác nhân từ bên ngoài môi trường.
6. Tóc nối có uốn xoăn được không?
Chắc hẳn khi sở hữu một mái tóc dài mượt thì cô nàng nào cũng muốn tạo kiểu với các lọn xoăn bồng bềnh. Nhưng với tóc nối thì lại hoàn toàn khác, không phải kiểu tóc nối nào cũng có thể uốn xoăn được đâu nhé. Bạn chỉ có thể uốn tóc khi tóc nối thuộc vào một trong 2 trường hợp sau:
Không phải kiểu tóc nối nào cũng có thể uốn xoăn được
Tóc nối là tóc thật: Quá trình uốn ép tóc luôn chịu tác động của nhiệt độ cao nên với những loại tóc giả thông thường sẽ khó mà cho độ tự nhiên sau khi uốn. Nhưng nếu phần tóc nối là tóc thật 100% thì sau khi uốn, mái tóc của bạn sẽ có sự bồng bềnh tự nhiên hơn.
Tóc nối nhân tạo có tính chịu nhiệt cao: Nếu không thể nối tóc bằng các sợi tóc thật 100% thì ban nên chọn loại tóc nhân tạo có tính chịu nhiệt cao. Trong đó phải kể đến loại tóc nhân tạo làm từ các sợi tơ chịu nhiệt của Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là loại tóc giả có chịu được nhiệt độ cao từ quá trình uốn ép nên bạn có thể tha hồ tạo kiểu.
7. Nối tóc bao nhiêu tiền?
Chi phí cho mỗi lần nối tóc phụ thuộc vào độ dài của tóc, chất liệu tóc nối, tay nghề của thợ làm tóc. Phần tóc nối càng dài thì giá cho mỗi lần nối tóc sẽ càng cao. Ngoài ra, nếu bạn chọn nối tóc thật 100% đương nhiên giá phải cao hơn là khi bạn nối tóc nhân tạo.
Nói chung để sở hữu một bộ tóc nối hoàn thiện, bạn phải bỏ ra ít nhất tầm trên 1 triệu đồng. Nếu nối tóc với chiều dài từ 60cm trở nên, bạn có thể phải bỏ ra tầm 2 đến 2.5 triệu cho mỗi lần nối tóc.
Nối tóc là phương pháp làm đẹp hiện đại giúp tăng độ dài của mái tóc nhanh chóng. Nhưng trước khi quyết định có thực hiện phương này hay không, bạn cần tìm hiểu kỹ từng kỹ thuật nối tóc. Đồng thời, đừng quên chăm sóc tóc thật cẩn thận sau khi nối nhé!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Dưỡng Tóc