Tóc rụng quá nhiều khiến cho da đầu của nhiều người trở nên trơ trọi, mất thẩm mỹ. Tình trạng rụng tóc do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Chẳng hạn như do rối loạn hàm lượng hormone sau sinh ở nhiều chị em, do ảnh hưởng của hóa chất bên ngoài hay bệnh lý trong người. Phần lớn tình trạng rụng tóc thường diễn ra theo thời kỳ và có thể dần được cải thiện. Nhưng để khắc phục chứng rụng tóc gây mất thẩm mỹ, bạn đã bao giờ nghĩ đến việc cấy tóc?
- Bộ sưu tập tóc duỗi đẹp – nữ tính – điệu đà dành cho mọi bạn gái
- Bộ sưu tập các kiểu tóc ngắn đẹp, cá tính cho mọi chị em
- Điểm danh những xu hướng tóc ngắn nam độc đáo, thời thượng
- Bật mí cách búi tóc đẹp, đơn giản mà mọi bạn gái nên biết
- Bộ sưu tập những kiểu tóc uốn đẹp, thời thượng cho mọi cô nàng
Nếu chưa nắm rõ phương pháp cấy tóc là gì, bạn hãy tham khảo một số thông tin mà meoeva.com sẽ tổng hợp trong bài viết hôm nay nhé!
1. Cấy tóc là gì?
Cấy tóc có thể được coi là một kỹ thuật đặc biệt trong đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để di chuyển tóc đến vùng bị hói. Thông thường phần tóc ở 2 bên đầu hoặc phía sau sẽ được di chuyển ra vùng trước đầu (khu vực hay bị rụng tóc nhất).
Tẩy tóc là phương pháp dịch chuyển tóc từ vùng này sang vùng khác của da đầu
Quy trình cấy tóc diễn ra trong nhiều bước. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được bị gây mê tai chỗ. Mục đích cuối cùng của cấy tóc chính là làm tăng mật độ tóc trên vùng da đầu, giúp tóc thêm dày mượt hơn.
2. Các phương pháp cấy tóc phổ biến
Hiện nay, nếu nhu cầu cấy tóc, bạn có thể lựa chọn phương pháp FUSS hoặc phương pháp FUE.
2.1. Cấy và cắt ghép các nang tóc theo từng mảng (FUSS)
Có thể hiểu FUSS giống như thủ thuật lấy một vùng da ở 2 bên đầu hoặc đằng sau đầu. Sau đó, các bác sĩ sẽ ghép mảnh da này vào vùng da đầu bị hói (thường là phía trước đầu). Vùng da bị lấy đi thường rất nhỏ và chứa một vài chân tóc nên sẽ không gây mất thẩm mỹ cho vùng 2 bên đầu hoặc sau đầu.
Cấy và cắt ghép các nang tóc theo từng mảng (FUSS)
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp cấy tóc FUSS là có thể để lại sẹo ở quanh vị trí đã cấy tóc. Ở một số trường hợp còn xuất hiện những cơn đau hoặc sưng tấy quanh vùng da đã cấy ghép.
2.2. Cấy và cắt ghép các năng tóc đơn lẻ (FUE)
Ngược lại hoàn toàn với phương pháp FUSS, cấy tóc theo phương pháp FUE chỉ lấy đi từng nang tóc rồi di chuyển đến vùng bị rụng tóc chứ không lấy đi một mảng da đầu.
Cấy và cắt ghép các năng tóc đơn lẻ (FUE)
Sau khi thực hiện cấy ghép xong, tóc mọc khá đều và phát triển tương đối tốt. Di chứng để lại thường là các chấm nhỏ nhưng sẽ được phần tóc xung quanh bao phủ nên không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ưu điểm của phương pháp cấy tóc FUE chính là ít có khả năng để lại sẹo sau phẫu thuật, không để lại các cơn đau ở vùng cấy tóc giống như phương pháp FUSS. Đồng thời, các nang tóc có thể lấy từ bất kỳ khu vực nào thay vì một vài nơi cố định. Do đó, độ dày của tóc không hề bị ảnh hưởng tại nơi các nang tóc bị lấy đi.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp FUE có lẽ là chi phí mỗi ca cấy tóc còn hơi cao. Bởi kỹ thuật FUE đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ cũng như điều kiện thực hiện cấy tóc phải thật hiện đại.
3. Những đối tượng nào có thể cấy tóc?
Thủ thuật cấy tóc nhìn chung tương đối phức tạp do đó không phải ai muốn cấy là cấy được. Chỉ một vài đối tượng cụ thể, các bác sĩ mới chỉ định được phép thực hiện cấy tóc.
Cấy tóc chỉ được thực hiện với một số đối tượng
3.1. Đối tượng được chỉ định cấy tóc
– Người trên 23 tuổi có sức khỏe tốt.
– Người đã điều trị qua các phương pháp trị rụng tóc khác nhưng không có hiệu quả.
– Người bị rụng tóc nặng.
– Người rụng tóc không phải là do các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác.
– Người được xác định là không có nguy cơ gặp phải các biến chứ nguy hiểm sau phẫu thuật.
3.2. Đối tượng không nên thực hiện cấy tóc
– Phụ nữ bị rụng tóc trên toàn bộ vùng da đầu.
– Người không có đủ tóc ở những vùng sẽ lấy đi nang tóc.
– Người đã có sẹo lồi do chấn thương hoặc sau phẫu thuật trên vùng da đầu.
– Người bị rụng tóc do đang trong giai đoạn hóa trị điều trị ung thư.
4. Cấy tóc có nguy hiểm không?
Cấy tóc được xem là an toàn nếu người thực hiện là bác sĩ có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Đồng thời, mỗi ca cấy tóc phải thực hiện tại nơi có đầy đủ điều kiện thiết bị hỗ trợ phẫu hiện đại. Nhưng để an toàn 100% thì cũng không ai dám chắc. Bởi cũng giống như bất kỳ một ca phẫu thuật nào khác, phẫu thuật cấy tóc vẫn tồn tại một số rủi ro.
Cấy tóc vẫn tồn tại một số rủi ro
Các rủi ro hay gặp nhất khi thực hiện phẫu thuật cấy tóc sẽ là vùng cấy tóc bị nhiễm trùng, xuất huyết nặng, viêm nang lông. Ngoài ra sau khi phẫu thuật cấy tóc bạn còn có thể gặp phải tình trạng tóc mọc không đều, xuất hiện sẹo hoặc bướu trên da đầu.
Bên cạnh đó, các mảnh ghép khi được cấy ghép vào vùng bị rụng tóc có thể không thích nghi tốt. Khi đó, bạn phải thực hiện phẫu thuật lại gây hao tổn chi phí, thời gian cũng như ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu kỹ và tham vấn ý kiến của những người có chuyên môn trước quyết định có cấy tóc hay không. Mặt khác, để đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật cấy tóc, bạn cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại.
5. Quá trình chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Muốn ca phẫu thuật cấy tóc diễn ra suôn sẻ và an toàn, ngoài lựa chọn đúng cơ sở y tế uy tín thì tự bản thân bạn phải thực hiện các hướng dẫn thật nghiêm túc.
Không lạm dụng các chất kích thích trước khi phẫu thuật cấy tóc
5.1. Không lạm dụng thuốc lá trước khi phẫu thuật
Thuốc lá là một trong những tác nhân ảnh hưởng không tốt đến quá trình phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được hút thuốc lá trong 24 giờ trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Nếu bạn cai thuốc hoàn toàn thì càng tốt.
5.2. Không lạm dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia dễ làm cho nồng máu bị loãng, khiến cho việc cầm máu trở nên khó khăn hơn. Do đó, 3 ngày trước khi phẫu thuật bạn không được sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác.
5.3. Ngừng sử dụng một số loại thuốc
Nếu đang sử dụng thuộc aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm khác, bạn cần tạm ngưng trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật. Tương tự với các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc làm loãng máu hay thuốc chẹn beta bạn cũng nên ngừng sử dụng trong vòng 2 tuần.
5.4. Thực hiện xoa bóp vùng da đầu
Trước khi phẫu thuật cấy tóc từ 1 đến 2, bạn cần thực hiện xoa bóp vùng da đầu mỗi ngày tầm 10 phút cho đến 30 phút. Việc này có tác dụng làm mềm da đầu. Đồng thời, giúp các mạch máu có sự lưu thông tốt hơn cho vùng da cần cấy ghép tóc.
5.5. Không cắt tóc trước khi phẫu thuật
Trước khi thực hiện phẫu thuật cấy tóc, bạn không nên cắt tóc mà hãy để cho tóc phát triển tự nhiên nhất. Phần tóc này có tác dụng che đi vùng da bị lấy đi các nang tóc, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn.
6. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cấy tóc là bao lâu?
Thời gian phục hồi sau khi cấy tóc phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn phương pháp nào. Trong đó, cấy tóc theo phương pháp FUE sẽ có thời gian phục hồi nhanh hơn.
Sau khoảng vài tuần cáy tóc, tóc sẽ bắt đầu rụng sau đó lại mọc lại bình thường
Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân sau phẫu thuật đều trở lại làm việc bình thường sau 1 tuần. Và sau khoảng 10 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ.
Bạn cần lưu ý rằng, sau phẫu thuật khoảng 6 tuần thì tóc thường rụng khá nhiều. Nhưng đừng quá lo lắng về điều này bởi sau khi rụng, tóc mới ở vùng cấy tóc sẽ nhanh chóng mọc lại. Khi bước vào giai đoạn ổn định, chiều tóc thường tăng trung bình 1.2cm/tháng.
Cấy tóc là phương pháp giúp cải thiện tình trạng rụng và đem lại cho bạn một mái tóc dài mượt tự nhiên khá nhanh. Tuy nhiên, trước khi quyết định có cấy tóc hay không thì bạn nên tìm hiểu kỹ về từng phương pháp cũng như một số rủi ro tiềm tàng nhé!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Dưỡng Tóc