Công dụng của dầu dừa gần đây được đồn thổi quá nhiều, không biết thực hư ra sao. Vì mọi người chỉ nge, đọc được những thông tin một chiều từ các blogger chứ chưa thấy nhiều phản hồi của những người đã sử dụng dầu dừa. Chúng tôi không phủ nhận tác dụng của dầu dừa là có thật, bởi lẽ từ xưa ông bà ta thường sử dụng dầu dừa để chế biến thực phẩm, làm đẹp da, tóc. Vậy để biết chính xác công dụng của dầu dừa đối với sức khỏe và làm đẹp ra sao, mời các bạn đọc tiếp thông tin bên dưới.
1. Dầu dừa là gì?
– Dầu dừa là một loại dầu thực vật được tách chiết ra từ cơm của những trái dừa già, dừa khô.

+ Ngày xưa dầu dừa có được bằng cách “thắn nước cốt dừa”. Đây là phương pháp dùng nhiệt để đun nóng hỗn hợp gồm xác dừa và nước. Kết quả là nước bốc hơi hết, xác dừa xoắn thành từng cục nhỏ trộn lẫn trong dầu dừa. Sau đó người ta lọc xác dừa ra thì thu được dầu dừa để sử dụng. Dầu dừa được tách chiết bằng cách này có vàng nhạt, vàng đậm tùy theo lửa lớn hay lửa nhỏ.
+ Ngày nay, có một phương pháp khác hiện đại hơn để tách chiết dầu dừa, đó là phương pháp ép lạnh. Phương pháp này giúp dầu dừa không bị biến đổi thành những thành phần khác có hại, đồng thời giữ được màu trong suốt tinh khiết của dầu dừa.
– Dầu dưa có trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng (27 độ) và trở thành trạng thái rắn khi nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ càng thấp thì dầu dừa càng đóng cứng, nhiệt độ tăng lên thì dầu dừa có thể chảy ra thành trạng thái lỏng.
– Dầu dừa chứa một lượng lớn các axit béo, chính những axit béo này có tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Đó là những loại axit béo nào, mời các bạn xem trong phần công dụng của dầu dừa bên dưới.
– Dầu dừa từng được sử dụng để làm các món chiên (rán) thay cho mỡ động vật, dưỡng tóc đen dài óng ánh, dưỡng ẩm cho da. Còn những công dụng khác thì ngày nay mới được các bạn trẻ khám phá ra thêm. Chúng tôi sẽ nói đến ở phần tiếp theo.
2. Cách nhận biết dầu dừa nguyên chất
Thật không dễ dàng gì để nhận biết dầu dừa nguyên chất hay đã bị pha thêm tạp chất. Vì mỗi một phương pháp tách chiết có thể cho ra mùi vị và màu sắc dầu dừa khác nhau. Tuy nhiên ngoài cách phân biệt màu sắc và mùi vị của dầu dừa nguyên chất, chúng ta có thể dựa vào một số tính chất vật lý khác để phân biệt.
2.1. Phương pháp đun sôi tách nước truyền thống
– Màu sắc: Tùy vào độ lớn của lửa mà dầu dừa thành phẩm có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn. Tuy nhiên, dần dừa được tách chiết với lửa lớn có thể dẫn đến nhiều thành phần dược liệu bị biến đổi thành những chất có hại cho sức khỏe. Do vậy, bạn cần chọn mua dầu dừa có màu vàng nhạt.
– Mùi: Dầu dừa có mùi thơm rất đặc trưng, có thể nó đây là mùi béo ngọt. Nó không giống hoàn toàn với mùi của kẹo dừa như nhiều người lầm tưởng.
– Vị: Dầu dừa được chế biến thủ công thì bạn có thể nếm được. Người ta còn dùng dầu dừa để chiên bánh. Dầu dừa có chỉ có vị béo, không ngọt như ta tưởng tượng (nghe mùi thơm của dầu dừa người ta dự đoán trong đầu là nó có vị ngọt). Chỉ có xác dừa xoắn lại từng cục là có vị ngọt béo rất ngon.
2.2. Phướng pháp ép lạnh hiện đại
– Màu sắc: Phương pháp ép lạnh cho ra dầu dừa thành phẩm có màu trong như nước. Về bản chất dầu dừa tinh khiết có màu trong suốt, nên có thể nói phương pháp ép lạnh giúp loại bỏ hầu như hoàn toàn các tạp chất mà phương pháp tách chiết truyền thống không làm được.

– Mùi vị của dầu dừa không khác nhiều so với phương pháp đun sôi tách nước truyền thống.
3. Công dụng của dầu dừa trong làm đẹp
Dầu dừa từ lâu đã được dân gian truyền miệng lại nhiều công dụng làm đẹp tuyệt vời. Dầu dừa chứa nhiều axit béo bão hòa, trong đó axit lauric chiếm đến 50%. Đây là một thành phần chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm, làm dịu da, trị thâm. Ngoài ra, dầu dừa còn cung cấp một hàm lượng lớn vitamin A, E giúp da chắc khỏe, mịn màn; môi hồng hào; tóc đen dài óng ánh. Để hiểu rõ hơn về các công dụng làm đẹp của dầu dừa mời các bạn xem tiếp nội dung dưới đây.
3.1. Dầu dừa trị mụn và làm trắng da
Chuẩn bị nguyên liệu
– 1 muỗng cafe dầu dừa nguyên chất
Bạn Đang Xem: Công dụng của Dầu Dừa đối với Làm Đẹp và Sức Khỏe
– 1/2 muỗng cafe muối
– 1/2 muỗng nước cốt chanh
Cách làm gel trị mụn trắng da từ dầu dừa
– Đầu tiên bạn nên cho muối vào chanh và khuấy tan muối ra. Sau đó rót hỗn hợp muối + chanh vào dầu dừa và trộn lên cho đồng nhất là có thể sử dụng được.
– Rữa mặt sạch sẽ với nước ấm để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn.
– Thoa hỗn hợp gel trị mụn trắng da làm từ dầu dừa lên mặt. Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu vào bên trong da. Để yên khoảng 15 rồi rửa mặt với nước lạnh.
3.2. Dầu dừa giúp tẩy vết ố vàng trên răng, cho hơi thở thơm tho
– Để trị hôi miệng, mỗi buổi sáng bạn có thể súc miệng với dầu dừa. Đổ 1 muổng cafe dầu dừa vào 1 ly nước ấm, rồi súc miệng bằng ly nước này. Bảo đảm bạn sẽ thấy được hiệu quả sau một tuần áp dụng.
– Để làm trắng răng, bạn nên đáng răng bằng hỗn hợp dầu dừa + muối. Hỗn hợp này sẽ giúp răng bạn trắng sáng và chắc khỏe.
3.3. Dầu dừa giúp tóc chắc khỏe và đen mượt
– Dầu dừa bổ sung chất dinh dưỡng nuôi tóc khỏe mạnh, giúp cho mái tóc dày hơn và óng mượt hơn. Ngoài ra, dầu dừa còn làm đen tóc, kích thích tóc mọc lại ở những chỗ tóc đã rụng trước đó.
Cách dùng dầu dừa làm đen mượt tóc: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một chén dựng dầu nguyên chất. Sau đó bạn dùng một chiếc lược thưa nhúng vào chén dầu dừa và chải tóc cho đến khi dầu dừa thấm đều toàn bộ máy tóc từ chân tóc đến ngọn. Cuối cùng là massage da đầu và thân tóc khoảng 15-20 phút rồi xã tóc với nước xã dưỡng tóc.
3.4. Triệt lông chân tay
Một số bạn nữ có lông tay, lông chân dài và mọc nhiều hơn bình thường làm mất sự quyến rũ trước đấng mài râu. Để làm cơ thể trở nên hoàn thiện hơn, nhiều bạn nữ tìm đến phương pháp triệt lông. Thông thường, các bạn cứ thấy lông dài ra thì cạo sạch đi. Sau đó, lông tay, lông chân lại tiếp tục mọc ra và cứng hơn khiến bạn khó cạo. Để làm mềm lông và bôi trơn vùng da cần cạo lông, bạn có thể bôi dầu dừa lên đó khoảng 5 phút trước khi cạo. Áp dụng cách này sẽ giúp bạn cạo lông trên cơ thể dễ dang và không gây kích ứng da.
Ngoài ra, để cho lông tay chân dần mềm và ít đi sau mỗi lần cạo thì bạn có thể dùng đến mỡ trăn. Sau khi cao lông trên cơ thể (tay, chân, nách, mặt…) bạn sẽ bôi mỡ trăn nguyên chất lên chỗ vừa cạo và ủ trong khoảng 15 phút. Với cách này, lông trên cơ thể dần ngắn, mịn và ít đi rất nhiều.
3.5. Dầu dừa có thể làm kem dưỡng ẩm
Dầu dừa có tác dụng giữ ẩm rất tốt cho da. Vào mùa hanh khô hay mùa lạnh, da của các chị em sẽ dễ bị khô, bong tróc, nức nẻ. Đây là lúc mà dầu dừa phát huy tác dụng của nó. Chỉ cần các bạn dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên các vùng da khô, nức nẻ trong vòng 1 tuần thì sẽ thấy được hiệu quả của nó. Dầu dừa tốt hơn các loại thuốc trị liệu bởi nó là sản phẩn tự nhiên, không chất bảo quản hay các phụ gia công nghiệp khác.
Những bạn có da mặt mỏng, môi mỏng thì dễ bị nức nẻ, kho ráp vào mùa lạnh. Dầu dừa có thể giúp mặt bạn trở nên mịn màng mà không bị khô ráp. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng dầu dừa dể dưỡng ẩm cho môi của mình nữa.
3.6. Dầu dừa làm hồng môi, trị môi thâm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 3 muỗng mật ong
– 2 muỗng dầu dừa
– Hũ và bát thủy tinh chịu nhiệt
Cách làm:
– Cho hỗn hợp dầu dừa và mật ong vào một cái chén, khuấy đều lên. Để cho hỗn hợp đồng nhất hơn thì bạn có thể nấu cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút.
– Đổ hổn hợp vừa thu được vào lọ thủy tinh và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Xem Thêm : Kem chống nắng vật lý: Ưu và nhược điểm cần biết, TOP 4 sản phẩm tốt nhất
Cách sử dụng:
– Rửa sạch môi của bạn bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết.
– Sau đó thoa hỗn hợp dưỡng môi bằng dầu dừa lên môi. Dùng tay massage môi nhẹ nhàng vài lần rồi ngủ một giấc tới sáng.
4. Công dụng của dầu dừa đối với sức khỏe
Dầu dừa có một số công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải là “thần dược” như nhiều người đồn thổi. Dầu dừa có tác dụng tốt đối với sức khỏe là do thành phần của nó có chứa nhiều axit béo có lợi và cung cấp nhiều vitamin. Ngoài ra, do bản chất là dầu thực vật nên dầu dừa có thể thay thế mỡ động vật, hạn chế được tác hại mà mỡ động vật gây ra cho cơ thể chúng ta.
4.1. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Dầu dừa làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL), giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL). Do đó, dùng dầu dừa thay thế mỡ động vật có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ.
4.2. Dầu dừa tốt cho mẹ và bé
– Dầu dừa tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Thành phần lớn của dầu dừa là axit béo, trong khi giai đoạn mang thai người phụ nữ cần nhiều chất béo để phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tuyến sữa. Nguồn sữa mẹ dồi dào sau này sẽ giúp bé khỏe mạnh, mau lớn.
– Trong quá trình mang thay, da của các bà bầu thường có dấu hiệu khô ráp, nức nẻ. Đây là hiện tượng tự nhiên, dù ít hay nhiều thì các chị em khi mang thai đều mắc phải. Để giảm tình trạng này, các bạn có thể dùng dầu dừa để bổ sung vitamin E, dinh dưỡng từ bên ngoài da bàng cách thoa lên bụng hoặc những vùng da khô. Bảo đảm bạn sẽ là bà bầu có làn da đẹp nhất từ trước đến nay.
4.3. Dầu dừa tốt cho răng miệng
– Dầu dừa giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho răng miệng. Ngoài ra, dùng dầu dừa để súc miệng, đánh răng bạn sẽ có một hàm răng trắng đẹp, không bị sâu răng. Dầu dừa còn có thể ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, sưng nú, chảy máu chân răng…
4.4. Dầu dừa trị nấm tay chân
Chân tay của những người lao động nhiều ở môi trường ô nhiễm thường dễ bị nhiễm nấm. Các chất kháng nấm có trong dầu dừa sẽ giúp họ trị bệnh nấm ăn tay chân. Một đối tượng khác dễ bị nấm chân đó là nhân viên văn phòng – những người thường xuyên mang giày. Mồ hôi chân cộng với điều kiện yếm khí sẽ giúp cho nấm dễ phát triển trên đôi chân của bạn. Giờ đây các bạn đã biết được công dụng trị nấm của dầu dừa thì hãy thoa dầu dừa thường xuyên để ngăn ngừa và điều trị nấm chân.
4.5. Dùng dầu dừa có thể ngăn ngừa và điều trị ung thư
– Nếu dùng dầu dừa để làm đẹp cho da, tóc thay thế cho một số sản phẩm công nghiệp sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Vì đây là một sản phẩm thực vật, tự nhiên, không có thành phần hóa học hay tạp chất.
– Một nghiên cứu mới nhất được công bố rằng 90% tế bào ung thư ruột kết bị tiêu diệt bởi dầu dừa. Nghiên cứu này chỉ đúng với quy mô phòng thí nghiệm, còn việc kiểm chứng thì đến nay vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nào trong nước. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm này cũng mở ra một hy vọng mới đối với bệnh nhân bị ung thư.
5. Cách làm dầu dừa tại nhà
Hầu như tất cả những người ở miền Tây đều biết cách làm dầu dừa tại nhà. Vì dừa khô là nguồn nguyên liệu sẳn có tại địa phương. Họ dùng phương pháp tách nước ra khỏi hổn hợp nước cốt dừa bằng cách đun sôi làm bay hơi nước.
5.1. Cách làm dầu dừa truyền thống
Để có thể làm ra 250 ml dầu dừa bạn cần chuẩn bị 4-5 trái dừa khô. Tùy vào loại dừa to hay nhỏ, cơm dừa nhiều hay ít mà lượng dầu dừa thu được ít hay nhiều.
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
– 4 trái dừa khô
– dụng cụ: dao, thao, lược dừa, chão…
– 1 hủ thủy tinh 330 ml
Cách làm dầu dừa tại nhà:
– Chặt đít, lột gáo, đập gáo dừa ra làm đôi. Sau đó, dùng bàn nạo dừa hoặc máy nạo dừa để nạo cơm nhuyễn ra.
Nạo dừa thành từng sợi nhỏ
– Tiếp đến là đổ 1 bát nước vào thao đựng cơm dừa và trộn đều lên để dầu dừa hòa vào nước.
– Vắt nước cốt dừa vào một cái tô có ray (ở miền tây gọi là lược) lỗ nhỏ để chặn lại bã dừa. Cho 1 bát nước vào phần bả dừa thu được và trộn đều lên và lược qua ray một lần nữa để tận dụng lượng dầu dừa còn sót lại.
Vắt nước cốt dừa
– Nếu không có bàn nạo hoặc máy thì bạn có thể dùng dao 2 lưỡi gọt cơm dừa thành những sợi nhỏ rồi dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cơm dừa ra. Sau đó lược phần bả dừa ra để thu được nước cốt dừa.
– Sau đó bạn đem đun sôi nước cốt dừa vừa thu được ở trên cho đến khi thu được một hỗn hợp dầu dừa trong suốt, có ánh màu vàng nhạt và phần bã dừa cuộn tròn lại thành những hạt nhỏ bằng đầu đũa ăn.
Đun sôi nước cốt dừa cho đến khi ngã sang màu vàng nhạt
– Cuối cùng, bạn tắt bếp, để nguội, sau đó lược dầu dừa qua tấm vải mành vào trong một cái hủ thủy tinh để bảo quản và sử dụng.
Lưu ý: Dù đun nước cốt dừa trên bếp gas hay bếp củi thì bạn phải canh lửa sao cho vừa phải và đều. Khi bạn cảm thấy nước cốt dừa gần trong thì nên hạ lửa nhỏ để không làm biến chất dầu dừa.
– Ưu điểm: Thời gian bảo quản được rất lâu, tùy vào độ vàng của dầu dừa mà bạn có thể dùng đến 2-5 năm; Vi khuẩn và các chất dễ bị vi sinh vật lên men sẽ được loại bỏ.
– Nhược điểm: Làm hao hụt một số chất dinh dưỡng như vitamin, axit béo do đun sôi quá lâu; Tốn nhiên liệu cho quá trình đun nấu.
5.2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh
Chuẩn bị nguyên vật liệu cho 200 ml dầu dừa:
– Dưa khô: 4 trái lớn (khoảng 1kg cơm dừa)
– Bàn nạo hoặc máy nạo dừa (có chỗ nạo dừa thuê)
– Máy xay sinh tố
– Hũ thủy tinh 250 ml
Xem Thêm : Máy xông hơi mặt – Tổng hợp các thông tin cần biết [Góc Review]
– Vải mùng lổ nhỏ
Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp lạnh:
– Bạn cũng chặt dừa, bổ đôi ra, rồi nạo dừa hoặc đi thuê người ta nạo bằng máy.
– Cho cơm dừa vào cối xoay sinh tố, thêm một ít nước để xay nhuyễn.
Cơm dừa xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
– Vắt nước cốt dừa vào tô, vắt thiệt sạch để tận thu dầu dừa tốt nhất.
Vắt nước cốt dừa
– Đặt tô nước cốt dừa ở một nơi thoáng gió để cho phần dầu dừa nhẹ hơn nước nổi lên trên bề mặt. Khoảng 24h đồng hồ bạn vớt lớp dầu trên bề mặt cho vào một cái tô khác nhỏ hơn và đặt nó vào trong tủ lạnh. Nếu không có tủ lạnh thì bạn có thể mua một ích nước đá bỏ vào 1 cái thùng sốp rồi cho tô dầu dừa vào trong đó.
Vớt ván dừa nổi trên bề mặt
– Chỉ trong vài giờ đồng hồ thì lớp ván dầu dừa sẽ đông lại thành một mảng lớn trên tô. Bạn vớt lớp ván dầu dừa này cho vào hũ thủy tinh 250 ml đã chuẩn bị từ trước. Như vậy là bạn đã tách chiết dầu dừa thành công bằng phương pháp lạnh rồi đấy. Hãy cất hũ dầu dừa trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng.
Hũ dầu dừa thành phẩm được tách chiết bằng phương pháp lạnh
– Ưu điểm: Giữ được toàn bộ dinh dưỡng có trong dầu dừa; Ít tốn nhiên liệu.
– Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều thời gian; Đòi hỏi nhà bạn phải có giải pháp làm lạnh dầu dừa bằng tủ lạnh hoặc thùng nước đá; Dầu dừa không được tinh khiết bằng phương pháp nhiệt; Dầu dừa không được tinh khiết nên bảo quản chỉ được 1-2 tuần trong ngăn mát tủ lạnh; Không tận thu hoàn toàn dầu dừa nên hao phí nguyên liệu.
Bạn vừa được hướng dẫn tách chiết dầu dừa tại nhà bằng hai phương pháp đơn giản nhất. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm của nó. Bạn hãy cân nhắc với điều kiện của mình mà chọn phương pháp tách chiết dầu dừa phù hợp.
6. Mua dầu dừa nguyên chất ở đâu?
Hiện nay có nhiều chỗ bán dầu dừa nhỏ lẻ trên mạng. Ngoài ra, một số công ty chuyên sản xuất tinh dầu cũng có bán sản phẩm dầu dừa. Có nhiều điểm khác biệt ở 2 chỗ cung cấp dầu dừa này. Bạn cần biết được ưu điểm và khuyết điểm của từng chỗ bán để lựa chọn cho phù hợp.
6.1. Dầu dừa làm tại nhà bán
Ưu điểm:
– Thuận mua vừa bán, không phải rờm rà.
– Có nhiều người bán trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Youtube…) và web site.
– Làm thủ công nhỏ lẻ nên giá bán cũng tương đối cao. Tuy vậy, nó vẫn rẻ hơn nhiều công ty bán tinh dầu dừa.
Nhược điểm:
– Chất lượng đảm bảo 90% nếu là dầu dừa nguyên chất. 10% chất lượng bị hao hụt do phương pháp tách chiết bằng nhiệt gây ra.
– Dễ bị làm giả hoặc pha trộn thêm chất khác mà không bị kiểm soát bởi cơ quan chức năng.
6.2. Tinh dầu dừa của công ty bán
Ưu điểm:
– Có tên thương hiệu, địa chỉ rõ ràng.
– Độ tinh khiết của dầu dừa tốt hơn nhiều so với làm thủ công.
Nhược điểm:
– Giá thành cao.
– Có thể có thêm phụ gia và chất bảo quản gây tác dụng không tốt khi làm đẹp.
Đây là 2 hình thức bán dầu dừa trên thị trường. Bạn nên mua dầu dừa ở những nơi đáng tin cậy. Không nên ham rẻ mà mua dầu dừa không rõ nguồn gốc.
Như vậy là chúng tôi vừa cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin liên quan đến dầu dừa. Hy vọng rằng bạn có thể sử dụng hiệu quả dầu dừa để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của mình. Ngoài ra, bạn còn biết cách làm dầu dừa tại nhà, mua dầu dừa ở đâu. Đừng quên chú đến việc sử dụng dầu dừa có chừng mực, không nên lạm dụng quá mức sẽ có tác dụng trái chiều đấy. Chúc các bạn có một ngày mới tốt lành.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Làm Đẹp