Những trò chơi dân gian chắc hẳn đã từng là một phần ký ức đẹp của thế hệ 9X, 8X,.. Mặc dù ở vào thời kỳ đó công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ nhưng với những đứa trẻ như mình, chính những trò chơi mộc mạc ấy đã mang đến những năm tháng tuyệt vời nhất.
- Cốc nguyệt san là gì? Cách chọn và sử dụng cốc nguyệt san an hoàn
- Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả triệt để
- Cách tính tuổi thai chính xác theo tuần, tháng – Dự đoán ngày sinh
- Đặt tên hay cho bé gái ý nghĩa, đẹp và dễ thương – TOP 100 tên đẹp cho con gái
- 60 Cách đặt tên hay cho con trai ý nghĩa nhất như người nổi tiếng
Ngày nay, cho dù mọi thứ có đầy hơn trước nhưng dường như trẻ con lại thiếu đi sự hồn nhiên. Chúng có lẽ đang bị lệ thuộc quá nhiều vào smartphone, máy tính bảng,.. Thay vì trải nghiệm thực tế thì con trẻ bây giờ lại thích chơi game, coi Youtube hơn. Vậy tại sao không để cho con trẻ tìm lại tuổi thơ đúng nghĩa qua các trò chơi dân gian vui và bổ ích?
1. Trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi
Trẻ con 5-6 tuổi thường rất hiếu động, ham tìm tòi. Đây cũng là lứa tuổi mà các bé có sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Vậy nên thay vì để trẻ bị lệ thuộc vào công nghệ hay chỉ bó buộc trong 4 bức tường, bạn hãy để cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn. Và cách tốt nhất là thông qua các trò chơi dân gian. Những trò chơi phù với lứa tuổi mầm non phổ biến phải kể đến như rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, thả đỉa ba ba, cá sấu lên bờ,.. Chúng đều là những trò chơi đơn giản và không làm bé mất sức quá nhiều.
1.1. Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba là trò chơi giúp cho trẻ có sự hòa đồng với bạn bè tốt hơn
Mục đích mà trò chơi hướng đến: Giúp cho trẻ có sự hòa đồng với bạn bè tốt hơn. Đồng thời, rèn luyện khả năng vận động của trẻ.
Hướng dẫn chơi:
Trò chơi dân gian thả đỉa ba ba nhìn chung không có gì quá phức tạp và cũng không tốn nhiều sức của các bé. Đầu tiên trong một lớp, cô giáo sẽ chia các bé thành từng nhóm và xếp thành vòng tròn. Tiếp theo cần chọn vào một bạn để làm “đỉa”. Sau đó, tất cả các thành viên sẽ đồng thanh hát bài “thả đỉa ba ba”.
Bé được chọn làm đỉa lúc cần di chuyển xung quanh vòng tròn. Đi đến vị trí của bạn nào thì chỉ tay vào bạn đó kêu “đỉa”. Người cuối cùng bị chỉ tay kêu “đỉa” sẽ phải dừng lại để thay thế vị trí của người làm đỉa trước đó. Còn những bé không phải làm đỉa sẽ chạy thật nhanh lên bờ. Bé nào chậm mà bị bắt, đương nhiên phải ở dưới sông để làm địa. Trò chơi cứ lặp lại liên tiếp như vậy.
1.2. Chim bay cò bay
Mục đích mà trò chơi hướng đến: Rèn cho các bé khả năng ứng biến, phản xạ tốt hơn. Mặt khác, giúp gắn kết tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong lớp, trong nhóm.
Hướng dẫn chơi:
Đầu tiên cô giáo hay người điều khiển trò chơi cần xếp cho các bé xếp thành vòng tròn. Tiếp theo, chọn ra một bạn đứng giữa để giữ nhiệm vụ như người điều khiển trò chơi. Khi bạn đứng giữa hô “chim bay” và biểu hiện giống một chú chim như nhảy lên, giang tay như đôi cánh. Khi ấy, tất cả các bé còn lại phải bắt chước theo đúng với người đứng giữa.
Trường hợp người điều khiển hô những vật không bay được như “ô tô bay”, “đá bay” mà vẫn có thành viên theo những động tác của người đứng giữa thì sẽ phải chịu phạt. Hình phạt là phải nhảy lò cò phía ngoài vòng tròn đúng một vòng. Trong thời gian chờ người bị phạt nhảy lò xong, các bé còn lại sẽ hát những câu châm chọc vui như:
Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đập bóng
1.3. Cá sấu lên bờ
Trò chơi chơi cá sấu lên bờ giúp rèn luyện cho trẻ khả năng phản ứng nhanh
Mục đích mà trò chơi hướng đến: Rèn luyện cho các bé khả năng phản ứng nhanh với các tình huống.
Hướng dẫn chơi:
Người điều khiển trò chơi vẽ 2 đường vạch thẳng cách nhau chừng 3m. Bé nào được chọn làm cá sấu sẽ phải đứng ở giữa 2 vạch trên, nhiệm vụ của cá sấu là tìm bắt người nào đi xuống nước hoặc ngấp nghé ở ven bờ.
Những bé còn lại được phân công đứng ở 2 bên vạch (bờ), đi cá sấu còn chưa đến thì thò chân xuống sông, cùng hô “cá sấu lên bờ”. Khi cá sấu lao tới thì phải chạy thật nhanh lên bờ. Nếu người nào bị bắt có nghĩa phải thay thế cho vị trí của cá sấu. Nếu cá sấu bắt được 2 người cùng một lúc, 2 người này cần thực hiện oẳn tù tì để tìm ra ai là cá sấu.
Trường hợp mà cá xấu không thể bắt được ai cả thì phải tiếp tục làm đến khi mệt mới thôi. Khi đó trò chơi lại bắt đầu lại từ đầu để tìm ra con cá xấu khác.
1.4. Rồng rắn lên mây
Mục đích mà trò chơi hướng đến: Giúp cho các bé biết cách phối hợp nhịp nhàng hơn, tăng cường khả năng làm việc nhóm.
Hướng dẫn chơi:
Cần chọn ra một bé làm đứng đầu, thường là bé có ngoại cao lớn nhất và phải thật nhanh nhẹn. Những bé còn lại cần nối đuôi nhau bám sau người đứng đầu và di chuyển vòng quanh sân. Trong lúc di chuyển, các bé cần đồng thanh hát bài:
Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?
Các bé bắt đầu dừng lại trước mặt ông chủ khi đọc đến câu “ông chủ có nhà không”. Lúc này ông chủ có thể trả lời có hoặc không. Nếu ông chủ không có nhà, trẻ sẽ tiếp tục di chuyển và hát bài hát như trên. Nhưng nếu ông chủ có nhà, các bé cần dừng lại và thi nhau xin ông chủ:
- Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
- Các bé: Những xương cùng xẩu
- Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
- Các bé: Chả có gì ngon
- Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
- Các bé: Tha hồ mà đuổi
Ông chủ sẽ đuổi cả nhóm để tóm bằng được khúc đuôi (bé đứng cuối cùng trong hàng) khi hát đến câu “tha hồ mà đuổi”. Bé đứng đầu hàng lúc này cần di chuyển khéo léo để bảo vệ cho cả nhóm. Trò chơi bắt đầu lại khi ông chủ tóm được bé cuối cùng. Khi đó, bé lại phải thế vai ông chủ.
1.5. Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê giúp cho các bé gia tăng thính giác và biết cách đoán biết tình huống
Mục đích mà trò chơi hướng đến: Giúp cho các bé gia tăng thính giác và biết cách đoán biết tình huống nhạy bén hơn.
Hướng dẫn chơi:
Xếp cho các bé xếp thành vòng tròn sau đó tìm ra người xung phong rồi bịt mắt lại bằng một chiếc khăn. Sau đó, nhóm các bé xếp thành vòng tròn cần di chuyển xung quanh người bịt mắt. Khi người bịt mắt hô “bắt đầu” hay “dừng lại” thì cả nhóm cần phải đứng lại. Cùng lúc người bị bịt mắt đi vòng vòng để tìm bắt ai đó.
Để làm cho người bịt mắt lạc hướng, các bé cần tạo ra các tiếng động. Đồng thời, khéo léo né để không bị bắt. Khi người bịt mắt bắt được ai đó và đoán đúng tên người đó thì sẽ không phải bịt mắt nữa. Trường hợp bắt được người nhưng đoán sai tên thì sẽ tiếp tục phải bịt mắt.
2. Các trò chơi dân gian trong hội trại
Trò chơi dân gian trong hội trại thường sẽ mang tính tập thể và đối kháng cao hơn là trò chơi cho lứa tuổi mầm non. Bởi người chơi thường được chia thành từng đội và đội nào thi đấu tốt hơn, đương nhiên sẽ có thưởng. Các trò chơi dân gian hay tổ chức chơi trong các hội trại phải biến nhất là nhảy bao bố, cướp cờ, kéo co, gánh nước, đầu voi đuôi chuột.
2.1. Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi dân gian phổ biến trong các hội trại
Điều kiện và dụng cụ chơi:
– Bao bố (bao tải)
– Sân chơi rộng rãi
Hướng dẫn chơi:
Chia người chơi thành 2 đội trở lên. Trong đó mỗi đội phải có số thành viên bằng nhau. Mỗi đội sẽ có một đường nhảy riêng, thường là các đường phấn hoặc đường sơn thẳng. Sau đã nhận đường nhảy và bao bố, người chơi của từng đội cần đứng vào vạch xuất phát.
Thành phần đứng đắn cần cho 2 chân vào bao bố và 2 tay giữ lửa miệng bao. Khi trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu thì người thứ nhất của mỗi đội cần nhảy về phía trước, tiến đến vạch đích rồi nhảy quay lại. Sau đó lại đưa bao cho người thứ 2 tiếp xúc nhảy. Cứ như vậy cho đến người chơi cuối cùng.
Lưu ý trong quá trình chơi, các thành viên cần phải ghi nhớ những điều sau:
– Không được nhảy trước hiệu lệnh xuất phát của trọng tài
– Phải nhảy đến vạch đích mới được quay lại
– Bỏ bao ra khi chưa đến vạch đích là phạm luật
2.2. Trò chơi cướp cờ
Trò chơi cướp cờ yêu cầu tính đồng đội cao
Điều kiện và dụng cụ chơi:
– Sân chơi cần có kích thước 30×20 thước
– Dụng cụ chơi là 8 lá cờ có cán cần
– Số người chơi trên 20 người
Hướng dẫn chơi:
Chia người chơi thành 2 đội, mỗi đội đứng ở vị trí 1 bên sân. Phía sau mỗi sẽ có 4 lá cờ cắm thẳng hàng, theo hàng ngang. Nhiệm vụ của người chơi là phải chạy vượt qua hàng rào của đội đối thủ, tiến đến chỗ cắm cờ để chiếm lấy các lá cờ. Khi đã vào đến vị trí cắm cờ rồi thì người chơi không cần phải lo ai bắt được mình nữa. Và lúc này, bạn chỉ cần cướp lấy một lá cờ và thong thả đi về vì khi đó người chơi đội bên không quyền bắt người nữa. Bạn cũng có thể lựa chọn để giải thoát cho tù binh đội mình, thay vì lấy cờ. Trong lúc di chuyển nếu bị đội bạn sờ vào người thì có nghĩa bạn đã bị bắt làm tù binh. Độ nào cướp được 8 lá cờ trước là giành chiến thắng.
2.3. Trò chơi gánh nước
Trò chơi gánh nước đòi hỏi người chơi cần có sự khéo léo
Điều kiện và dụng cụ chơi:
– Sân chơi hay một phòng tập thể dục rộng
– 4 chén nước đầy (mỗi đội 2 chén)
Hướng dẫn chơi:
Thành viên mỗi đội xếp thành hàng dọc, mỗi người cách nhau cách này chừng 10 thước. Người đứng đầu có nhiệm vụ cầm chén nước đầy. Khi nghe tiếng còi hiệu lệnh, thành viên đứng đầu cần chạy về phía trước theo đường vạch kẻ. Sau đó đặt chén nước xuống và chạy về đập vào tay người thứ 2 trong đội rồi đứng xuống cuối cùng. Người thứ 2 lại tiếp tục chạy và cầm chén nước truyền cho người thứ 3. Cứ như vậy cho đến người cuối cùng. Đội nào chạy nhanh hơn và chén nước còn nhiều nước hơn là đội thắng cuộc.
2.4. Trò chơi kéo co
Trò chơi dân gian kéo co có cách chơi vô cùng đơn giản
Điều kiện và dụng cụ chơi:
– Chọn bãi đất hoặc sân rộng
– Dây kéo co dài chừng 20m
Hướng dẫn chơi:
Trò chơi dân gian kéo co có cách chơi vô cùng đơn giản. Đầu tiên là cần chia người chơi thành 2 đội. Thành viên mỗi đội xếp thành một hàng dọc đứng đối xứng với nhau. Mỗi giữ lấy một đầu dậy, khi trọng tài phát hiệu lệnh bắt đầu thì cả 2 đội sẽ ra sức kéo. Đội nào ngã và đứt dây trước sẽ tính là thua.
2.5. Trò chơi đầu voi đuôi chuột
Điều kiện và dụng cụ chơi:
– Sân chơi, phòng rộng hay bãi cỏ đều được
– Bút chì và giấy trắng
Hướng dẫn chơi:
Tất cả người chơi sẽ ngồi thành một vòng tròn. Sau đó người quản trò truyền cho người chơi khác một tờ giấy trắng. Người chơi cần viết ra tờ giấy trắng câu trả lời cho người quản trò, luật chơi là bạn không được xem các câu trả lời trước.
Chẳng hạn người quản trò đưa ra câu hỏi như làm nghề gì? Bao nhiêu tuổi? Sống ở đâu? Cuối cùng người quản trò sẽ đọc lần lượt các câu trả lời.
Những trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí đơn thuần. Mà chúng còn là nét văn hóa của dân tộc, là tinh hoa mà người xưa truyền lại cho thế hệ con cháu. Cho dù xã hội ngày nay có tiên tiến đến đâu thì những giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại vẫn có một ý nghĩa to lớn. Đặc biệt, chúng có thể xem là mảnh ghép giúp cho tuổi thơ mỗi người thêm đẹp đẽ hơn. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã phần nào tìm về với tuổi thơ của mình. Và cũng đừng quên cho con cái mình thử sức với những trò chơi vô cùng bổ ích này nhé!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Mẹ và Bé