Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở đi). Thế nhưng khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì lại càng nhiều người trẻ mắc phải chứng bệnh này. Vậy nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ là gì và cách chữa trị ra sao?
- Serotonin là gì? Serotonin có liên quan tới căn bệnh trầm cảm?
- Đường phèn là gì, làm từ đâu? Công dụng tuyệt vời của đường phèn đối với sức khỏe?
- Bột Yến Mạch: Thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách dùng hiệu quả
- Tổng hợp Cách Tính Ngày Rụng Trứng chuẩn để sinh con hoặc tránh thai
- Tác dụng của Gạo Lứt Rang đối với sức khỏe, làm đẹp nhờ dinh dưỡng thần kỳ
Khi cơ thể mắc phải chứng mất ngủ thì sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực lên đời sống của chúng ta, ví dụ như: tâm lý lo âu, căng thẳng, ăn uống kém, khả năng làm việc đi xuống, trí nhớ giảm sút, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, mất ngủ còn khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì, đột quỵ, trầm cảm, nhồi máu cơ tim,…

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ là gì?
Hầu hết các trường hợp nằm một trong số 5 nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ dưới đây:
- Chế độ sinh hoạt bất hợp lý: Nếu một người có thói quen ăn uống thất thường, giờ giấc học tập, làm việc và ngủ nghỉ không cố định thì sẽ dễ gây ra rối loạn hormone melatonin – một loại hormone giúp cân bằng giấc ngủ. Khi lượng hormone này không được điều tiết ở mức ổn định thì sẽ dẫn tới chứng mất ngủ ở người trẻ.
- Stress do công việc, học tập hay những vấn đề trong cuộc sống: Hàng ngày, trí não của chúng ta luôn phải suy nghĩ hay buồn phiền vì một vấn đề nào đó. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, cụ thể là khiến cơ thể không thể ngủ ngon, ngủ sâu.
- Lạm dụng công nghệ quá nhiều: Công nghệ 4.0 đem lại rất nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên nếu chúng ta lạm dụng nó quá nhiều và không biết các cân bằng thì sẽ gây hậu quả xấu lên đời sống của mỗi người. Trong đó, thói quen sử dụng máy tính, điện thoại, ipad liên tục trong nhiều giờ và đặc biệt là trước giờ đi ngủ sẽ gây hại cho hệ thần kinh và gây đau mỏi mắt,… khiến khó ngủ, mất ngủ.
- Sử dụng chất kích thích: Các nhà khoa học luôn khuyến cáo: nếu muốn có một giấc ngủ ngon, tốt hơn hết chúng ta không nên sử dụng các chất kích thích vào buổi tối như: cà phê, thuốc lá hay những thực phẩm có chứa nicotin. Chất này khiến não bộ gia tăng sự hưng phấn, tỉnh táo và mất đi cảm giác buồn ngủ.
- Bệnh tật: Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể do cơ thể bị mắc phải một số bệnh: dị ứng, bệnh xương khớp, suy nhược cơ thể,…
Thời gian ngủ đúng cho mỗi ngày
Các nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra thời gian ngủ tốt nhất cho các lứa tuổi như sau:
- Thanh thiếu niên (tuổi từ 14 đến 17): là 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
- Thanh niên (tuổi từ 18 đến 25): là 7 – 9 tiếng mỗi ngày
- Trưởng thành (tuổi từ 26 đến 64): là 7 – 9 tiếng mỗi ngày
- Người cao tuổi (tuổi trên 65): là 7 – 8 tiếng mỗi ngày
Đây là thời gian ngủ tốt nhất để chúng ta có một ngày làm việc và học tập hiệu quả. Ngoài thời gian ngủ đúng và đủ thì chất lượng của giấc ngủ cũng là điều hết sức quan trọng đối với cơ thể. Một giấc ngủ chập chờn và không sâu thì cũng khiến bạn tỉnh dậy vào sáng hôm sau trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Ngược lại, nếu thức giấc đúng giờ và cảm thấy tinh thần phấn chấn, sảng khoái thì chứng tỏ bạn đã có một giấc ngủ thực sự chất lượng.
Cách điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ
Để khắc phục và điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ hoàn toàn không khó, chỉ cần bạn biết cân bằng lại cuộc sống, điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nhưng nếu chúng ta lơ là với bản thân, để tình trạng mất ngủ kéo dài thì lâu dần nó sẽ biến thành bệnh mạn tính. Vì vậy, cần thiết lập một lối sống khoa học và lành mạnh ngay từ bây giờ. Điều này không chỉ giúp ích cho giấc ngủ mà còn đem lại cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực và giảm nguy cơ bệnh tật. Theo đó:
- Bạn có thể lên thời gian biểu mỗi ngày cho bản thân và tuân thủ một cách nghiêm khắc, bao gồm cả thời gian học tập, làm việc, luyện tập thể dục và nghỉ ngơi.
- Lưu ý là không nên làm việc quá khuya, hạn chế sử dụng thức uống có chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá,…
- Buổi tối trước khi đi ngủ hãy dành ra khoảng 15-20 phút cho một số hoạt động cải thiện sức khỏe như: thiền, yoga, đi bộ, ngâm mình trong nước ấm.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác để tăng cường đề kháng cũng như cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
Trên đây là những lời khuyên về nguyên nhân và cách điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ. Nên nhớ, giấc ngủ ngon và chất lượng là điều tối cần thiết cho hoạt động sống của mỗi con người. Vì vậy hãy quan tâm và chăm sóc bản thân nhiều hơn để cuộc sống của mỗi chúng ta trở nên vui vẻ và có ích, đem lại năng lượng tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Nuôi Dạy Con