Nâng mũi bọc sụn có lẽ đang là từ khóa khá hot khi bạn tìm kiếm những thông tin có liên quan các thủ thuật nâng mũi. Theo như quảng cáo của một số bệnh thẩm mỹ thì đây là phương pháp hoàn hảo giúp cho chiếc mũi của chị em thêm thon gọn, cao ráo. Đồng thời, nâng mũi bọc sụn cũng được cho là khá an toàn với hiệu quả dài lâu.
Vậy nâng mũi bọc sụn là gì? Nó có hiệu quả vĩnh viễn và ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Những chia sẻ sau đây có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời.
1. Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn thực chất là phương pháp định hình lại cho phần chóp mũi bằng chất liệu sụn tự thân. Trong đó, sụn tự thân sẽ được lấy từ chính các bộ phận trên cơ thể của người có nhu cầu nâng mũi. Ví dụ như sụn ở vành tai, sụn vách ngăn,.. Những loại sụn này khi đặt vào vị trí chóp mũi có tác dụng khắc phục những nhược điểm như lộ sóng mũi, bóng đỏ ở phần đầu mũi, tụt mũi,.. Của những phương pháp nâng mũi truyền thống khác.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn sử dụng sụn tai để nâng cao sóng mũi
Những đối tượng thường được chỉ định để thực hiện nâng mũi bọc sụn là người có dáng mũi vừa ngắn vừa thấp, người có phần da ở mũi mỏng, người có dáng mũi đẹp rồi nhưng chỉ thiếu chiều cao mũi. Nói chung bản chất của phẫu thuật nâng mũi bọc sụn chính là giúp cải thiện chiều cao của mũi. Với những người có dáng mũi thô, to bè thì các nhược điểm này lại không được cải thiện nhiều cho lắm.
2. Nâng mũi bọc sụn có nhanh lành không?
Thời gian phục hồi sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tùy thuộc cơ địa của từng người, trình độ của bác sĩ, khâu chăm sóc sau phẫu thuật,.. Thực tế, phần lớn các bệnh sau phẫu thuật từ 5 đến 7 ngày đều có thể phục hồi hoàn toàn, sẹo trên mũi cũng liền hẳn, dáng mũi bắt đầu định hình như mong muốn.
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi bọc sụn thường là một tuần
Thế nhưng nếu muốn rút ngắn thời gian bình phục và không xảy ra biến chứng không mong muốn, bạn nên thực nghiêm những lưu ý sau:
- Nếu thấy có dấu hiệu sưng ở mũi, bạn cần chườm đá nhẹ nhàng.
- Cần nhẹ nhàng vệ sinh vết thương hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không nằm nghiêng sau phẫu thuật vì có thể khiến dáng mũi bị lệch.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ như thịt gà, rau muống, hải sản,..
- Cần thường xuyên tái khám và kiểm tra định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Sau phẫu thuật không nên làm việc quá sức mà cần có thời gian nghỉ ngơi.
3. Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không?
Chắc chắn không có bác sĩ thẩm mỹ nào dám khẳng định nâng mũi bọc sụn có được vĩnh viễn hay không. Bởi thời gian duy trì dáng mũi sau khi phẫu thuật còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như cơ địa mỗi người, trình độ bác sĩ thực hiện, sụn có thích nghi tốt với cơ thể không, quá trình giữ gìn và chăm sóc mũi sau phẫu thuật,.. Có những người có thể duy trì dáng mũi đến hơn chục năm. Nhưng một số khác lại gặp những biến chứng và không giữ dáng mũi được lâu như vậy.
Nâng mũi bọc sụn có thời gian tồn tại tương đối dài
Chất liệu chủ yếu sử dụng trong phương pháp nâng mũi bọc sụn là sụn tự thân. Nếu thích nghi tốt với cơ thể, phần sụn này sẽ phát triển tự nhiên như một bộ phận của cơ thể. Nhưng nếu không thể thích nghi thì sụn lại dễ bị hoại tử gây ra nhiễm trùng khá là nguy hiểm. Một số trường hợp nâng mũi trong nhiều năm nhưng có thể dưới tác động bởi một tác nhân nào đó mà phần sụn mũi bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu so với những thủ thuật nâng khác, nâng mũi bọc sụn vẫn có thời gian tồn tại lâu hơn cả. Để mà nói là vĩnh viễn có lẽ chắc hơi quá nhưng vài năm thì hoàn toàn có thể. Quan trọng, bạn phải tìm đúng nơi phẫu thuật uy tín, bác sĩ có tâm và có chuyên môn.
4. Nâng mũi bọc sụn có ảnh hưởng gì không?
Đây có lẽ vấn đề mà rất nhiều chị em quan tâm. Thực ra bất kỳ một phương pháp phẫu thuật nâng mũi nào cũng đều có chút nguy cơ rủi ro. Sự rủi ro ở đây chủ yếu ở quy trình phẫu thuật không đảm bảo, sụn không thích nghi tốt với cơ thể, tình trạng bệnh lý phát sinh sau phẫu thuật,.. Do đó, trước khi quyết định xem có nâng bọc sụn hay không, bạn cần tham vấn ý kiến từ những người có chuyên môn, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, kiểm tra sức khỏe thật kỹ xem có mắc bệnh lý gì về mũi hay đường hô hấp không.
Nâng mũi bọc sụn sẽ an toàn nếu thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ uy tín
Dù vẫn tiềm ẩn ít nhiều rủi ro đến sức khỏe nhưng nhìn chung, nâng mũi bọc sụn vẫn được xem là phương pháp thẩm mỹ khá an toàn. Tỷ lệ các ca biến chứng ở mức thấp, những ca biến chứng này chủ yếu xảy ra với những trường hợp sử dụng dịch vụ ở cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo, bác sĩ thiếu chuyên môn. Nhưng đó chỉ là số ít còn nếu ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, sụn thích nghi tốt với cơ thể thì sẽ không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe người nâng mũi cả. Nhưng nếu bạn là người mắc chứng viêm xoang thì cân nhắc trước khi nâng mũi.
5. Khi nào cần bắt buộc tháo sụn mũi?
Tháo sụn mũi chắc hẳn là điều không ai mong muốn. Nhưng với những trường hợp bất khả kháng, tháo sụn là việc làm cần thiết để bảo vệ các vùng khác trên khuôn mặt.
5.1. Sụn mũi dị ứng với cơ thể
Sụn mũi dị ứng hay không thích nghi với cơ thể là biến chứng hay gặp nhất khi nâng mũi. Nếu bạn thấy vùng mũi có những biểu hiện như ngứa rất, sưng đỏ, mũi bị lệch sang một bên,.. Khi đó bạn nên đi kiểm tra ngay, trường hợp cần thiết thì phải tháo sụn để không ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
5.2. Nâng mũi quá cao
Nâng mũi quá cao khiến cho chiếc mũi không có vẻ đẹp tự nhiên, nhìn chúng khá là thô. Sau một thời gian mũi sẽ xuất hiện những khuyết điểm như lộ sóng mũi, da mũi mỏng dần, đầu mũi sưng đỏ. Lúc này, việc tháo sụn mũi là điều cần thiết phải làm.
6. Nên nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc?
Nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc là 2 phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, mỗi phương pháp lại phù hợp với từng đối tượng. Để giúp bạn có thêm tham khảo, meoeva.com sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của từng phương trong bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí so sánh | Nâng mũi bọc sụn | Nâng mũi cấu trúc |
Đối tượng áp dụng | – Người có sóng mũi thấp và ngắn
– Người từng gặp biến chứng khi nâng mũi – Người có phần da đầu mũi mỏng |
– Người có mũi vừa thấp vừa tẹt và vừa ngắn
– Người có mũi hếch Bạn Đang Xem: Nâng mũi bọc sụn là gì? Nên nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc? – Người bị tổn thương vùng mũi do tai nạn, chấn thương |
Ưu điểm | – Thời gian thực hiện nhanh
Xem Thêm : Bật mí 6 cách làm mũi cao tự nhiên tại nhà đơn giản hiệu quả – Không để lại sẹo – Dáng mũi giữ được lâu – Sụn tự thân có khả năng tương thích cao với cơ thể |
– Phù hợp với hầu hết các dáng mũi
Xem Thêm : Filler là gì? Tiêm filler có ảnh hưởng về sau không? – Khắc phục được mọi nhược điểm của mũi – Dễ khắc phục biến chứng sau phẫu thuật |
Nhược điểm | – Chi phí cao
– Phương pháp đòi hỏi chuyên môn cao của, điều kiện kỹ thuật hiện đại – Có thể để lại sẹo ở mạn sườn khi lấy sụn |
– Chi phí cao
– Chủ yếu sử dụng sụn tai nên có thể gây biến dạng phần tai |
Bảng so sánh nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc
7. Nâng mũi bọc sụn bao nhiêu tiền?
Giá nâng mũi bọc sụn phụ thuộc vào từng bệnh viện thẩm mỹ. Một số nơi chỉ thực hiện thủ thuật này ở tầm giá từ 15 đến 18 triệu đồng. Nhưng một vài địa chỉ khác giá lại có thể lên đến 80 triệu đồng/gói dịch vụ. Mức chênh lệch này có thể là do độ uy tín của đội ngũ bác sĩ. Thông thường nếu bác sĩ mổ có tiếng tăm một chút thì giá mỗi ca nâng mũi có thể chênh nhau đến cả chục triệu đồng. Bên cạnh đó là chất liệu sụn mũi, độ phức tạp của từng ca phẫu thuật.
Để có thêm tham khảo về giá, bạn có thể theo dõi bảng giá phẫu thuật nâng mũi lần đầu tại một bệnh viện thẩm mỹ khá uy tín tại TPHCM mà meoeva.com đã tổng hợp được.
Bảng giá tham khảo phẫu thuật nâng mũi lần đầu tại một bệnh tại TPHCM
Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn là phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất hiện nay. Nhờ vào phương pháp này mà không ít chị em đã thay đổi cuộc sống với diện mạo mới xinh đẹp hơn. Với tất cả những gì vừa chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn có thể tự tin hơn khi quyết định có nâng mũi hay không.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Thẩm Mỹ