Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa cần cung cấp cho trẻ là khác nhau. Với trẻ nhỏ, thường xuất hiện tình trạng dư sữa do lượng ăn ít. Vì muốn giữ gìn nguồn dinh dưỡng này, nhiều mẹ muốn bảo quản sữa. Vậy sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng? Hãy đi tìm lời giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?
Bất kì ai cũng luôn mong muốn con yêu được lớn lên hoàn toàn bằng sữa mẹ. Để làm được điều này, nhiều mẹ đã tiến hành công việc tích sữa. Sữa được vắt ra theo cữ hoặc sau khi con ti. Phần sữa thừa được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Việc bảo quản sai sẽ khiến sữa bị hỏng cũng như mất thời gian, công sức của mẹ.
Thời gian bảo quản sữa trong ngăn mát sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ và cách bảo quản. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sữa càng lâu. Thông thường, sữa mẹ có thể để tối đa đến 3 ngày trong ngăn mát. Tuy nhiên, để tốt nhất cho trẻ, sữa mẹ chỉ nên để trong ngăn mát 24 giờ. Sau 24 giờ không nên cho bé sử dụng để an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi để ngăn mát như thế nào?
Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, cần lưu ý những điều sau:
– Sữa mà bú bé thừa trong bình nên bỏ và không trữ lại. Do lúc này sữa đã có nước bọt của bé cùng với vi khuẩn. Sự có mặt của vi khuẩn sẽ khiến sữa nhanh hỏng, khi trữ cùng sữa mới sẽ không dùng được.
– Không trộn lẫn sữa mẹ vừa vắt với sữa đã trữ sẵn trong tủ lạnh. Sữa vừa vắt cần được làm mát để có nhiệt độ cùng với sữa đã trữ. Sau đó mới được dồn chung lại thành một túi lớn trước khi đông đá.
– Nên trữ sữa vào bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Cần đậy kín hoặc kéo kín miệng túi tránh vi khuẩn xâm nhập.
– Cần ghi rõ ràng thời gian trữ sữa lên túi để sử dụng sữa cũ trước, sữa mới sau.
– Không trữ sữa vào túi ni lông hay chai nhựa chưa được khử trùng.
Sữa sau khi bảo quản ngăn mát nên sử dụng theo một trong hai cách sau:
– Cách thứ nhất: Bỏ sữa ra khỏi ngăn mát 30 phút cho đỡ lạnh. Sau đó hâm sữa bằng máy tại 40 độ hoặc ngâm trong nước nóng 40 độ.
– Cách thứ hai: Sữa sau khi vừa mang khỏi tủ lạnh, ngâm hai lần với nước thường khoảng 5 phút. Tiếp tục ngâm hai lần với nước ấm trong thời gian 5 phút. Cuối cùng mới ngâm sữa hoặc hâm sữa bằng máy tại 40 độ. Cách này sẽ nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.
Tuyệt đối không nhanh chóng làm nóng sữa. Việc làm nóng đột ngột khiến sữa bị mất dưỡng chất và những kháng thể tốt cho trẻ. Mỗi lần hâm chỉ nên lấy đủ lượng cho bé bú. Nếu bú thừa nên bỏ đi thay vì hâm lại hay bảo quản trong tủ lạnh.
3. Vì sao sữa mẹ đổi màu và có mùi sau khi bảo quản trong tủ lạnh?
Nội dung trên đã giải đáp cho thắc mắc sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Ngoài ra còn có vấn đề khác phát sinh trong quá trình bảo quản sữa mẹ. Sữa mẹ đổi màu và có mùi sau khi bảo quản trong tủ lạnh.
Thông thường sữa bảo quản trong tủ lạnh sẽ đổi từ màu trắng sang vàng. Sữa không có mùi thơm mà có mùi tanh, mùi xà phòng. Hai điều này khiến các mẹ lầm tưởng rằng sữa đã hỏng do bảo quản không đúng. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Dưới tác động của enzim, các chất béo bị bẻ gãy trong nhiệt độ thấp dẫn đến tình trạng trên.
Phụ thuộc vào từng bé, sẽ có bé vẫn uống sữa trữ nhưng có nhưng bé sẽ từ chối do mùi khác lạ này. Chính vì vậy, nên tùy theo nhu cầu của bé để xem xét việc có tích sữa hay không.
Vấn đề sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu đã được cung cấp thông tin đầy đủ nhất tới bạn đọc. Hi vọng với nội dung của bài viết, các mẹ đã có thêm cho mình những thông tin cần thiết. Bảo quản sữa mẹ đúng cách cũng là một cách bảo vệ con yêu tốt nhất.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Nuôi Dạy Con