Hiện tượng thối móng chân cái có nguyên nhân là do các loại nấm xâm nhập vào móng, phá hủy cấu trúc vốn có ở phần móng chân cái. Nếu không chữa trị kịp thời hiện tượng thối móng có thể lây lan sang các móng chân khác. Thậm chí, phần móng tay cũng rất dễ bị thối theo phần móng chân. Vậy có những cách chữa thối móng chân cái nào hiệu quả? Dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn.
- Chứng mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Bao lâu nên thay bàn chải đánh răng một lần đối với người lớn và trẻ nhỏ
- Các loại thực phẩm tốt cho thính lực, thính giác của bạn
- Mầm Đậu Nành là gì? Tác dụng tốt hay xấu đến sức khỏe và làm đẹp
- Mụn mọc quanh miệng và cằm ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Cách chữa thối móng chân cái bằng trái bồ kết
Từ xưa đến nay, trái bồ kết vẫn được biết đến với tác dụng dưỡng tóc, giúp cho tóc thêm phần óng ả và mượt mà. Nhưng có lẽ ít người biết rằng đây còn là bài thuốc hiệu quả để chữa thối móng chân cái. Trong bồ kết có chứa hoạt chất saponin giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn cực tốt.
Ngâm chân mỗi tuần từ 2 đến 3 lần với nước bồ kết giúp chữa trị móng chân cái bị thối
Để thực hiện chữa trị thối móng chân cái bằng bồ kết thì đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một vài trái bồ kết khô. Sau đó cho vào bếp than hoặc bếp ga nướng cho đến khi thấy có mùi thơm, trái bồ kết khi cạo ra thấy màu vàng.
Tiếp theo, bạn hãy bẻ bồ kết thành nhiều miếng nhỏ rồi cho lên bếp đun tầm 15 phút, chất lấy nước. Dùng nước này để ngâm chân mỗi tuần từ 2 đến 3 lần. ngâm chân bằng nước bồ kết thường xuyên sẽ giảm đi tình trạng ngứa ngáy, loại bỏ vi khuẩn nấm ở chân. Từ đó có thể chữa trị dứt điểm bệnh thối móng chân cái.
2. Cách chữa thối móng chân cái bằng tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Trong thành phần của tỏi chứa Allicin có tác dụng rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, chống nấm. Bên cạnh đó, một số thành phần khác trong tỏi còn có khả năng kích thích cho móng nhanh dài hơn. Như vậy, sử dụng tỏi để chữa thối móng chân cái không chỉ trị dứt điểm được tình trạng thối móng khó chịu mà còn giúp cho bộ móng của bạn thêm chắc khỏe hơn.
Một số thành phần trong tỏi có khả năng kích thích cho móng nhanh dài hơn
Phương pháp chữa thối móng chân cái bằng tỏi tương đối dễ thực hiện. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vài tép tỏi tươi rồi giã nát. Bạn hãy đắp phần tỏi giã nát lên đầu ngón chân cái trong vòng 30 phút. Sau đó, rửa sạch lại chân với nước sạch. Để tăng thêm khả năng diệt khuẩn, ngoài tỏi thì bạn có thể kết hợp thêm nước cốt chanh hoặc giấm táo nhé.
3. Cách chữa thối móng chân cái bằng dầu dừa
Dầu dừa lâu nay vẫn được biết đến như một nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời mà nhiều chị em tin dùng. Người ta có thể dùng dầu dừa để dưỡng da, dưỡng tóc,.. Sử dụng loại tinh dầu này cũng là cách hay để bạn đẩy lùi đi tình trạng thối móng chân cái khó chịu.
Cách chữa thối móng chân cái bằng dầu dừa
Mỗi ngày, bạn hãy rửa sạch chân rồi thoa dầu dừa kết hợp với các động lực massage nhẹ tay để dưỡng chất thấm sâu vào móng. Thực hiện phương pháp này kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ giúp móng chân cái bạn không còn bị thối nữa, móng cũng từ đó mà dài nhanh hơn.
4. Cách chữa thối móng chân cái bằng lá trầu không
Lá trầu không làm bài thuốc đã được nhiều người sử dụng để chữa trị các bệnh ngoài da. Các hoạt chất có trong loại lá này giúp đẩy lùi vi khuẩn và các loại nấm. Đồng thời, chúng còn làm lành lại các vùng da bị bong tróc, kích thích các tế bào móng phát triển nhanh hơn.
Cách chữa thối móng chân cái bằng lá trầu không
Bạn cần chuẩn bị lá trầu không tươi, rửa sạch bụi bẩn. Tiếp theo, đem lá đun sôi cùng với nhau một chút nước và cho thêm hạt muối. Đun sôi trong vòng 5 đến 10 rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội bớt, bạn hãy ngâm chân trong nước lá trầu không tầm 15 đến 20 phút. Thực hiện đều đặn phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng thối móng chân không còn nghiêm trọng như trước.
Ngoài 4 cách chữa thối móng chân cái kể trên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bán sẵn trên thị trường. Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng thì tốt nhất, bạn nên đi khám da liễu để chữa trị kịp thời. Ngoài ra, để phòng tránh thối móng chân cái, bạn không nên để chân tiếp xúc quá thường xuyên với nước và các hóa chất. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh bàn chân thật sạch sẽ.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Bí Quyết Sống Khỏe