Mụn nước ở tay có những biểu hiện khiến nhiều người liên tưởng đến bệnh tổ địa. Tình trạng nổi mụn thường diễn ra trong 3 đến 4 tuần, kèm theo đó là cảm giác ngứa rát, đau nhức khó chịu. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu tình trạng nổi mụn nước ở tay không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
- Cách làm bánh kem bò sữa ngộ nghĩnh, cực xinh
- Rau mầm kết hợp với cà chua hoặc thịt bò theo cách đơn giản sau ngon đừng hỏi
- Những người vượt qua khó khăn để thành công đáng học tập
- Ẩm thực Trà Vinh: Top 5 đặc sản làm nên tên tuổi Trà Vinh
- Khổ qua tây xào gì ngon? 2 cách làm đơn giản với thịt và trứng vịt
1. Mụn nước ở tay là gì?
Mụn nước ở tay là loại mụn hay xuất hiện ở vùng da lòng tay hoặc lòng chân. Loại mụn này có dạng nước bên trong, khi bị vỡ ra mụn sẽ lây lan đến nhiều khu vực da khác.
Mụn nước ở tay là loại mụn hay xuất hiên ở vùng da lòng tay hoặc lòng chân
Thông thường mụn nước sẽ phát triển theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Mụn bắt đầu xuất hiện
Ở giai đoạn này bạn bắt đầu cảm thấy ngứa rát ở vùng da tay hoặc da chân. Sau khi ngãi liên tục vùng da bị ngứa dần xuất hiện những mảng đỏ, da hơi cộm lên. Quan sát kỹ, bạn dễ dàng nhận thấy những chấm nhỏ li ti dưới lớp biểu bì.
Giai đoạn 2: Mụn lớn dần
Sau khoảng 3 đến 5 ngày, những chấm nhỏ li ti sẽ lớn dần lên thành mụn nước. Không chỉ to hơn mà mụn còn xuất hiện nhiều hơn.
Giai đoạn 3: Mụn vỡ
Nếu không điều trị sớm, mụn sẽ ngày càng lớn dần rồi vỡ chảy ra dịch. Phần dịch này dần lan đến các vùng da khác, làm cho bề mặt sần sùi, dấu hiệu ngứa rát ngày càng nghiêm trọng và dai dẳng hơn.
2. Nguyên nhân gây ra mụn nước ở tay
Mụn nước xuất hiện hiệu do đâu hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng, tình trạng nổi mụn nước có thể liên quan đến những rối loạn giống với bệnh chàm, bệnh tổ địa. Ngoài ra, các tác nhân từ bệnh hen suyễn hoặc dị ứng da cũng góp phần làm tăng nguy cơ nổi mụn nước.
Mụn nước ở tay đến từ nhiều nguyên nhân
Bên cạnh đó, tình trạng nổi mụn nước còn có thể đến từ những yếu tố khác. Chẳng hạn như:
Cơ địa da của từng người: Một số người rất dễ bị mẩn ngứa khi da tiếp xúc với các kích từ bên ngoài như mỹ phẩm, phấn hoa,.. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn nước.
Viêm da dị ứng: Thực tế đã cho thấy, những người đã từng mắc viêm da dị ứng thường có nguy cơ nổi mụn nước cao hơn người bình thường.
Do căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, stress nặng thì nguy cơ bị mụn nước cũng cao hơn những người khác.
Ảnh hưởng từ một số kim loại: Môi trường sống, làm việc mà có nhiều kim loại như Coban, Niken,.. Rất dễ khiến bạn bị mắc các bệnh liên quan đến da liễu trong đó có cả mụn nước.
Tiếp xúc nhiều với nước: Thường xuyên tiếp xúc với nước, sinh hoạt trong môi trường độ ẩm cao cũng là một trong những tác nhân gây ra mụn nước.
3. Làm thế nào để điều trị mụn nước ở tay?
Việc điều trị mụn nước ở tay sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y tế, bạn cũng có thể thay đổi thói quen ăn uống để giảm tình trạng nổi mụn nước.
Có thể thoa một số loại kem đặc trị để trị mụn ở tay
3.1. Điều trị bằng phương pháp y tế
Việc điều trị mụn nước bằng các phương pháp y tế, phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của từng bệnh nhân. Theo đó, các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc đặc trị sau:
Các loại thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc Elidel và Protopic thường được các bác chỉ định thay thế cho thuốc Steroid. Thế nhưng việc sử dụng 2 loại thuốc này phải thực hiện nghiêm theo chỉ định của bác sĩ. Bởi Elidel và Protopic có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm trùng da.
Corticosteroid: Kem bôi hay thuốc mỡ Corticosteroid có tác dụng làm cho các tổn thương do mụn gây ra nhanh lành lại. Sau khi thoa thuốc, bạn nên băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng.
Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này có tác dụng là tránh nhiễm trùng cho da.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc kể trên, bạn cũng có thể được các bác sĩ điều trị bằng phương pháp quang trị liệu. Đây thực chất là phương pháp dùng các tia cực tím để tác động vào vùng da bị nổi mụn nước. Các điều này chỉ áp dụng khi những cách thức điều bằng thuốc không đem lại hiệu quả. Thế nhưng điều trị bằng quang trị liệu lại dễ làm tăng nguy cơ ung thư da.
Lưu ý, trong quá trình điều trị, bạn tuyệt đối không gãi hay chà xát mạnh vào vùng da nổi mụn. Bởi khi mụn đã vỡ, dịch từ mụn sẽ lan đến các vùng da khác, làm cho việc chữa trị thêm khó khăn.
3.2. Ăn uống với chế độ lành mạnh hơn
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng sức khỏe của da. Ăn uống khoa học hơn cũng là một trong những tác nhân hạn chế sự hình thành của mụn nước.
Theo đó, bạn nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa Coban hay Niken. Chẳng hạn như chocolate, thực phẩm đóng hộp, măng tây, rau bina,.. Mặt khác, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin A.
3.3. Điều trị tại nhà
Để giảm cơn đau nhức và ngứa rát, bạn hãy chườm đá lạnh. Lưu ý là đá lạnh phải bọc trong một lớp vải mỏng, mịn để hạn chế nguy cơ bỏng lạnh cho da. Mỗi khi cảm thấy đau rát, bạn hãy chườm đá trong vòng 15 phút.
Bên cạnh một số loại thuốc kê theo đơn, bạn có thể dùng thêm một số loại kem dưỡng không kê theo đơn. Ví dụ như kem sáp Vaseline, kem chống khô da Lubriderm hay Eucerin, thuốc chống ngứa Benadryl,.. Ngoài ra, bạn nên ngâm tay hoặc chân trong các sản phẩm tinh dầu tự nhiên để giảm tổn thương da và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
4. Cách phòng ngừa mụn nước mọc ở tay
Sử dụng găng tay bảo hộ khi phải tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa
– Tránh tiếp xúc với những kim loại như Coban, Niken,..
– Dùng các chất tẩy rửa có thành phần lành tính với da tay
– Không nên rửa tay bằng nước nóng vì dễ làm khô da tay
– Dưỡng ẩm cho da tay mỗi ngày
– Sử dụng găng tay bảo hộ khi phải tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa như dầu rửa bát, xà phòng,..
Mụn nước ở tay thường gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên, bạn cần điều trị sớm và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi mụn chưa hoặc mới hình thành.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Bí Quyết Sống Khỏe