Dung dịch vệ sinh phụ nữ được coi là một phần không thể thiếu đối với các chị em. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có sự phù hợp với độ pH, loại dung dịch vệ sinh khác nhau. Nhiều chị em thắc mắc không biết nước rửa vệ sinh phụ nữ có tính kiềm là gì? Nước rửa này có tốt với vùng kín hay không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.
- Tác dụng và cách uống nhụy hoa nghệ tây (Saffron) để chữa bệnh và làm đẹp
- Mụn nước ở tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
- Saffron là gì? Tác dụng và cách dùng nhụy hoa nghệ tây
- Cách làm Nghệ Tươi Ngâm Mật Ong làm đẹp và chữa bệnh dạ dày
- Tampon là gì? Nó có thực sự thay thế được cho băng vệ sinh không?
1. Vai trò của pH đối với vùng kín
pH là thang đo dùng để xác định nồng độ axit, bazơ của một dung dịch bất kì. Thang pH có giá trị từ 0 đến 14. pH càng nhỏ thì nồng độ axit càng cao, pH càng lớn thì nồng độ bazơ càng mạnh. Ở phụ nữ, độ pH của vùng kín an toàn là trong khoảng từ 3,8 – 4,4.
Dựa trên giá trị pH, có thể xác định được vùng kín có bị viêm nhiễm hay không. Chính vì vậy, việc giữ cân bằng pH âm đạo là vô cùng cần thiết. Khi độ pH mất cân bằng, vùng kín sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn. Chưa kể tới việc viêm nhiễm cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Khi này tinh trùng bị tiêu diệt bớt khi vào âm đạo gây tác động xấu đến việc thụ tinh.
Âm đạo của phụ nữ luôn tồn tại cả hai loại vi khuẩn có lợi và có hại. Đối với người bình thường, hai loại vi khuẩn này luôn được giữ ở mức cân bằng. Mức pH lý tưởng khi này thường là 4 – 5.
Tuy nhiên, độ pH ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Giá trị này phụ thuộc vào nồng độ estrogen của mỗi người. Thông thường, pH ở bé gái là 7, ở phụ nữ trưởng thành là 4 -5. Đối với phụ nữ vào giai đoạn tiền mãn kinh giá trị pH là 6 – 7.
2. Dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính kiềm có tốt không?
pH của dung dịch vệ sinh phụ nữ có ranh giới phân biệt tính axit, tính kiềm khác với thang pH. Đối với thang pH, mốc pH < 7 là tính axit, pH > 7 là môi trường bazơ.
Với nước rửa vệ sinh phụ nữ, tính kiềm được dựa vào pH sinh lý ở mỗi người. Dung dịch có nồng độ pH từ 4,5 đổ lên là có tính kiềm. Dung dịch vệ sinh có pH trong khoảng từ 4 – 4,5 là trung tính và pH < 4 là có tính axit.
Với chị em không bị viêm nhiễm, nên sử dụng các nước rửa vệ sinh có tính trung tính. Với phụ nữ bị ngứa, viêm sẽ được chỉ định dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có tính kiềm.
Nguyên do là dung dịch vệ sinh có tính kiềm sẽ hạn chế sự phát triển của nấm âm đạo. Ngoài ra, dung dịch này còn có tác dụng giúp pH âm đạo được cân bằng. Vì vậy khi viêm nhiễm, chị em nên mua các dung dịch có tính kiềm hay pH lớn hơn 4,5.
3. Cần làm gì để duy trì độ cân bằng pH tại âm đạo
Việc duy trì được độ cân bằng pH tại âm đạo sẽ giúp hạn chế các bệnh nấm, viêm nhiễm. Để làm điều này các chị em cần thực hiện những điều sau:
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích. Tăng cường ăn các thực phẩm như rau xanh, sữa chua.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Cần thường xuyên vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên lưu ý vệ sinh đúng cách. Không rửa sâu, sử dụng xà phòng. Nên mặc đồ lót làm từ cotton, thấm hút tốt.
Sử dụng nước rửa vệ sinh phụ nữ phù hợp: Nên dựa trên pH tại môi trường âm đạo để lựa chọn cho mình nước rửa phù hợp. Sử dụng dung dịch vệ sinh không đúng cách cũng khiến pH âm đạo bị thay đổi.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi nước rửa vệ sinh phụ nữ có tính kiềm có tốt không. Ngoài ra, bạn đọc cũng biết thêm về pH âm đạo, cách giữ độ cân bằng pH tại vùng kín. Hãy lựa chọn cho mình nước rửa vệ sinh phụ nữ phù hợp nhất bạn nhé.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Bí Quyết Sống Khỏe