Buckwheat là thuật ngữ chỉ một loại thực phẩm mà nhiều người còn chưa biết đến. Thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, đặc biệt là công dụng tốt đối với sức khỏe. Vậy thì các bạn có muốn biết Buckwheat là gì không nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả thông tin liên quan tới Buckwheat này nhé.
- 10 Thói Quen hàng ngày Gây Hại Cho Mắt của bạn
- Acid folic là gì? Công dụng và cách bổ sung acid folic cho mẹ bầu
- Tác dụng của Gạo Lứt Rang đối với sức khỏe, làm đẹp nhờ dinh dưỡng thần kỳ
- Organic Food là gì? Lợi ích của việc sử dụng Organic Food
- Bột Yến Mạch: Thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách dùng hiệu quả
1. Buckwheat là gì?
Buckwheat được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Kiều Mạch, Tam Giác Mạch. Đây là một loài cây thuộc họ rau răm chứ không phải họ lúa cỏ nhưng người ta vẫn xếp Buckwheat trong hàng ngũ cốc.
Kiều Mạch có thể thích nghi với những vùng đất khô cằn, sỏi đá. Do đó, người Việt thường trồng Buckwheat ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ tạo thành những cánh đông Kiều Mạch rộng lớn. Hạt của loại cây này có hình tam giác nên nó có tên gọi khác là Tam Giác Mạch từ lẽ đó. Hoa của loài cây này thường có 3 màu đan xen nhau là trắng – hồng – tím sen. Cứ mỗi độ tháng 10 – 11 hàng năm thì vùng Tây Bắc nước ta vào mùa hoa Buckwheat nở rộ. Cũng trong dịp này thì nhiều khách du lịch bốn phương tề tụ về đây để thưởng thức cảnh đẹp và chụp ảnh lưu niệm.

Buckwheat hay Kiều Mạch được trồng nhiều ở các vùng khí hậu khô, đồi núi, ngắt nghiệt. Những nơi này không thể trồng được những cây lương thực khác như lúa mì, ngô, sắn thì người ta mới trồng Kiều Mạch như là nguồn dự trữ lương thực thứ cấp. Trung Quốc, Nga và Đông Âu là những nơi trồng nhiều Kiều Mạch.
Vì sao người ta lại không xem Buckwheat là cây lương thực chính? Bởi vì trong hạt Kiều Mạch không chứa một axit amin thiết yếu Glutamine. Do đó ở một số nước như Mỹ thì Kiều Mạch ít được dùng trong bữa ăn chính của họ. Tuy nhiên, Buckwheat lại chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa nên nó vẫn được dùng làm nguyên liệu cho các loại thực phẩm khác, đặc biệt trong đó có trà Kiều Mạch.

Để biết chi tiết hơn về thành phần dinh dưỡng mà hạt Kiều Mạch đem lại cho chúng ta là gì, mời các bạn xem tiếp phần 2 ngay bên dưới đây.
2. Thành phần dinh dưỡng của Buckwheat
Kiều Mạch chứa một lượng lớn Cacbonhdrat, hàm lượng vitamin tương đối thấp. Ngoài ra protein, chất sơ, khoáng chất và các chất chống oxy hóa chiếm thành phần rất cao. Do đó, hạt Kiều Mạch được dùng như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các chất chiếm phần lớn trong hạt Kiều Mạch có những tác dụng hữu ích nào mời các bạn xem phần đánh giá dưới đây:
– Carbs (cacbonhydrats): Những thực phẩm có chứa tinh bột, đường là nguồn cung cấp carbs cho cơ thể. Những loại carbs thông thường được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra trong Kiều Mạch còn chứa các loại carbs như fagopyritol và D-chiro-inositol giúp điều chỉnh nồng độ đường huyết, rất tốt cho người bị tiểu đường.
– Protein: Trong hạt Kiều Mạch có chứa 13.3% protein, hàm lượng này thấp hơn so với một số loại ngũ cốc khác. Bên cạnh đó, glutamine là một axit amin không được tìm thấy trong hạt Kiều Mạch. Nhưng bù lại thì hàm lượng lysine và arginine tương đối cao. Protein có trong hạt Kiều Mạch không đóng góp nhiều trong việc xây dựng cơ bắp vì tỉ lệ hấp thu của cơ thể đối với nó là rất thấp. Điều này là do tác động đến từ các chất chống hấp thu protein như protease và tannin có trong hạt Kiều Mạch.
=> Điểm đặc biệt từ các protein của hạt Kiều Mạch là nó có khả năng làm giảm nồng độ đường huyết, ức chế hình thành sỏi mật.
– Chất xơ có đến 10% trong hạt Kiều Mạch, đây là một chất không thể tiêu hóa được, không có lợi ích về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, chất xơ tốt cho đại tràng và cải thiện sức khỏe cơ thể. Chất xơ tập trung nhiều ở phần vỏ ngoài của hạt Kiều Mạch nên khi chế biến người ta cũng không loại bỏ lớp vỏ xám bên ngoài. Một số loại chất xơ trong lớp vỏ này là dinh dưỡng của các loại vi si vật có lợi cho dạ dày, do đó chất xơ giúp cân bằng hệ vi sinh vật. Ngoài ra, sản phẩm của quá trình lên men vi sinh chất sơ là các axit amin mạch ngắn đường các tế bào dạ dày hấp thu trực tiếp.
=> Có thể kết luận rằng chất xơ có trong hạt Kiều Mạch giúp cân bằng hệ vi sinh vật dạ dàng, tốt cho đường ruột và đại tràng.
– Khoáng chất: Kiều Mạch chứa hàm lượng khoáng chất cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác. Cụ thể là canxi, sắt, magie, kẽm, đồng, kali, mangan…Các khoáng chất này giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
– Chất chống Oxy hóa: Có nhiều loại thực phẩm chứa các chất chống Oxy hóa, trong đó có Kiều Mạch. Kiều Mạch có chứa 4 hợp chất chống Oxy hóa là Rutin, Quercetin, Vitexin, D-Chiro inositol với hàm lượng cao hơn nhiều các loại ngũ cốc khác như lúa mì, lúa gạo, yến mạch. Các hợp chất này giúp quá trình lão hóa các tế bào chậm lại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh ung thư.
3. Công dụng của Buckwheat đối với sức khỏe
Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về công dụng của Buckwheat đối với sức khỏe của con người. Các công bố mới nhất cho thấy Kiều Mạch có nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư.
3.1. Kiểm soát nồng độ đường huyết
Nồng độ đường huyết cao bất thường có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính. Ở người bình thường, hormone insulin đóng vai trò điều tiết đường huyết ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại sản sinh ra insulin, từ đó mà gây ra bệnh tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường cần duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức thấp bằng cách hạn chế ăn những thực phẩm chứa glucozo, tinh bột.
Kết quả của một nghiên cứu cho thấy, việc thay thế các thực phẩm tinh bột, đường bằng hạt Kiều Mạch giúp nồng độ đường huyết ổn định hơn. Lý giải cho việc này như sau, trong Kiều Mạch có chứa một lượng ít glucemic giúp cho lượng đường huyết tăng chậm từ từ và ổn định ở mức vừa phải.
Ngoài ra, một thí nghiệm đối với những con chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy khi thường xuyên sử dụng hạt Kiều Mạch làm thức ăn, lượng đường huyết trong máu của chúng giảm đi 12 – 19%. Người ta đã tìm thấy chất D-Chiro-inositol có trong Kiều Mạch, chất này giữ vai trò tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, từ đó mà insulin ở nồng độ thấp vẫn phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, một số chất trong hạt Kiều Mạch làm ức chế quá trình thủy phân tinh bột thành glucozo và còn ức chế quá trình hấp thụ glocozo trực tiếp vào máu từ thành ruột.
=> Từ những kết quả phân tích trên đây, có thể kết luận rằng Kiều Mạch có khả năng làm ổn đinh và làm giảm đường huyết. Kiều Mạch tốt cho bệnh nhân tiều đường (ở khía cạnh thay thế thức ăn tinh bột đường khác).
3.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Kiều Mạch giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe tim mạch. Vì trong Kiều Mạch có chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có Rutin. Rutin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông, giảm chứng sưng viêm và giảm huyết áp.
Kiều Mạch có giúp cải tạo lipit trong máu theo hướng có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách làm giảm nồng độ Cholesterol. Có thể lý giải việc này là do trong Kiều Mạch có một loại protein có khả năng kết hợp với cholesterol trong hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol vào máu.
3.3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Cách chế biến hạt Kiều Mạch theo kiểu bóc vỏ ngoài cứng, chừa lại lớp vỏ mỏng mềm, màu nâu bên trong đã giữ lại một lượng lớn chất xơ có lợi. Các chất xơ này không chỉ đơn thuần giúp ngăn ngừa táo bón mà nó còn có vai trò quan trọng hơn. Đó là tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển; sản phẩm của quá trình lên men một số chất xơ có thể cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho tế bào thành ruột dưới dạng các axit amin mạch ngắn.
=> Có thể kết luận rằng, Kiều Mạch có tác dụng tốt cho cả hệ tiêu hóa từ dạ dày, ruột non cho đến đại tràng.
3.4. Ngăn ngừa ung thư
Một tác dụng to lớn đối với sức khỏe từ Kiều Mạch mà không phải ai cũng biết, đó chính là ngăn ngừa ung thư. Những chất chống oxy hóa có trong Kiều Mạch là tác nhân chính mang đến tác dụng này.
4 chất chống oxy hóa có thành phần cao trong Kiều Mạch là Rutin, Quercetin, Vitexin, D-Chiro-Inositol. Tác dụng các các chất chống oxy hóa này là ngăn cản các gốc tự do gây lão hóa tế bào và ngăn ngừa quá trình hình thành các tế bào ung thư.
4. Cách chế biến Buckwheat tại nhà
Có nhiều thực phẩm được chế biến từ hạt Kiều Mạch. Ở Nhật Bản có món mì Soba, ở các nước Đông Âu thì làm món Kasha. Ngoài ra hạt Kiều Mạch còn được dùng để lên men rượu ở Tây Tạng. Nhiều người còn sáng sử dụng Buckwheat để nấu cháo, súp. Hạt Kiều Mạch còn được xay ra thành bột để làm sữa và các loại bánh. Trong số các món ăn này, có 2 món ăn được sử dụng phổ biến mì Soba và món Kiều Mạch xào rau củ.
4.1. Cách làm món mì Soba
Món mì Soba là một món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Món này có thể dùng nóng hoặc dùng lạnh và cũng có nhiều cách chế biến khác nhau. Sau đây là cách chế biến món mì Soba theo khẩu vị của người Việt.

Nguyên liệu:
• Trứng gà: 1 quả
• Bột Mì: 100g
• Cà rốt: 1 củ
• Rau câu chân vịt: 50g
• Nấm hương: 50g
• Giấm gạo: ½ muỗng canh
• Nước tương: 1 muỗng canh
• Mè rang: 1 muỗng canh
• Mật ong: ½ muỗng cafe
• Tỏi băm nhỏ: ½ muỗng cafe
Cách thực hiện:
Bạn Đang Xem: Buckwheat là gì? Dinh dưỡng, sức khỏe và cách chế biến Buckwheat
– Làm nước xốt mì Soba: trộn các nguyên liệu sau đây vào một các tô để làm nước sốt. Các nguyên liệu làm nước sốt bao gồm: giấm gạo, nước tương, mật ong, tỏi băm nhuyễn, muối, mè rang.
– Nguyên liệu trộn mì: Đem ngâm mì Soba vào nước lạnh 5 phút để sợi mì nỡ và mềm ra. Sau đó với ra, để ráu và cho vào tô.
Xem Thêm : Tinh Bột Nghệ là gì? Tác dụng và cách làm Tinh Bột Nghệ tại nhà
+ Trứng gà luộc chín
+ Cà rốt cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn
+ Nấm hương chẻ nhỏ thành 2 – 3 miếng
Xem Thêm : Ngũ cốc: Thực phẩm SIÊU BỔ DƯỠNG cho thực đơn hàng ngày
+ Xào chín tất cả nguyên liệu: cà rốt, nấm hương, rau chân vịt.
– Trộn mì Soba: Cho tất cả nguyên liệu chín vào tô mì đã chuẩn bị trước. Sau đó tưới nước cốt đã làm ở bước 1 vào tô mì và trộn đều lên. Như vậy là bạn đã có một tô mì Soba Nhật Bản hợp khẩu vị người Việt.
4.2. Cách làm món Kiều Mạch xào rau củ
Món Kiều Mạch xào rau củ rất dễ làm và được nhiều người thích ăn. Đây là một món ăn giàu dinh dưỡng, thích hợp cho người gầy, suy dinh dưỡng. Người ăn chay cũng có thể ăn món này, chỉ cần bỏ qua nguyên liệu trứng gà.

Nguyên liệu:
- Hạt kiều mạch 200 g
- Đậu Hà Lan 100 g
- Bông cải xanh 50 g
- Bắp hột 100 g
- Cà rốt 1 củ
- Hành tây 1/2 củ
- Trứng gà 1 quả
- Ngò tây 15 g
- Tỏi 2 tép
- Mật ong 1 muỗng canh
- Nước tương 1 muỗng canh
Cách thực hiện:
– Sơ chế nguyên liệu: cà rốt bào thành từng sợi mỏng, bông cải xanh cắt miếng nhỏ vừa ăn, đậu Hà Lan và bắp hột rửa sạch. Nấu chín hạt Kiều Mạch bằng nồi nước đun sôi khoảng 15 phút.
– Làm hỗn hợp gia vị gồm 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong và thêm vào một ít nước lạnh. Trộn đều hỗn hợp trên.
– Phi tỏi và hành tây cho thơm. Sau đó bỏ các nguyên liệu gồm cà rốt, đậu Hà Lan, bắp hột, bông cải xanh vào chão để xào. Khi các rau củ này đã chín thì bỏ hạt Kiều Mạch đã luộc chín vào chão và đảo đều lên.
– Tiếp đến, dùng cây xẽng đẩy nguyên liệu đã chín ra ngoài rìa chão để tạo thành 1 lỗ trống. Đập một quả trứng vào ngay giữa chão và dũng xẽng đão lên để trứng không dính đít chão. Cuối cùng là trộn tất cả những gì có trong chão lên cho đều và nhắc xuống.
– Cuối cùng thì múc món hạt Kiều Mạch xào rau củ vừa chín ra ngoài đĩa để trang trí và thưởng thức.
5. Kiều mạch và Yến mạch có giống nhau không?
Nhiều người lầm tưởng Kiều Mạch là Yến Mạch. Tuy nhiên hai thực phẩm này không giống nhau. Cùng được xếp là ngũ cốc nhưng cả hai có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, hình dáng cây và hạt cũng chẳng liên quan gì đến nhau.
– Kiều Mạch: là loài cây thuộc họ rau râm, sống được ở vùng khí hậu khắc nghiệt. Hạt có hình tam giác, không đều nhau và có màu nâu. Kiều Mạch có nhiều giá trị về sức khỏe.
– Yến mạch: là loài cây thuộc họ lúa cỏ, chỉ sống ở vùng ôn đới. Hạt thành phẩm có hình elip dẹp, có rãnh ở giữa và có màu trắng ngã vàng.

6. Mua hạt Buckwheat (kiều mạch) ở đâu?
Bạn có thể mua hạt Kiều Mạch ở các siêu thị lớn hoặc các shop online uy tín. Có nhiều loại sản phẩm từ Buckwheat trên thị trường. Trong đó có 2 sản phẩm chính là hạt Buckwheat và trà Tam Giác Mạch (Buckwheat tea).
– Hạt Kiều Mạch có giá bán khoảng 200 nghìn/kg và được đóng gói với đơn vị thấp nhất là 1lb = 450 g, cao nhất 11lb = 5 kg. Các nhà sản xuất đóng gói hạt Kiều Mạch đến từ Nga, Mỹ, Uvelka. Về Việt Nam thì hạt Kiều Mạch được các website thương mại điện tử phân phối. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi mua các sản phẩm online thì cần phải biết rõ nguồn gốc xuất sứ. Tốt nhất là bạn nên tìm mua trực tiếp từ nguồn trong nước.

– Trà Tam Giác Mạch được sản xuất chủ yếu từ Nhật Bản. Một hộp trà Tam Giác Mạch được phân phối tại Việt Nam với giá 130 nghìn/hộp. Tuy nhiên, chúng tôi không rõ khối lượng của hộp trà này là bao nhiêu.

Một ít thông tin cơ bản để giúp bạn mua hạt Kiều Mạch dễ dàng hơn. Nếu có thắc mắc gì các bạn có thể để lại comment bên dưới.
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Sức Khỏe