Lâu nay, nấm linh chi vẫn được coi như một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người hay quá lạm dụng loại thảo dược này, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết này, meoeva.com sẽ giúp bạn hiểu rõ công dụng và liều dùng hợp lý của nấm linh chi.
- Bật mí 4 cách chữa thối móng chân cái hiệu quả từ các nguyên liệu sẵn có
- Acid folic là gì? Công dụng và cách bổ sung acid folic cho mẹ bầu
- Công dụng và cách dùng Trà Hoa Cúc để bảo vệ sức khỏe hàng ngày
- Mụn nước ở tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
- Đặt tên hay cho bé gái ý nghĩa, đẹp và dễ thương – TOP 100 tên đẹp cho con gái
1. Tổng quan về nấm linh chi
Nấm linh chi hay tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung,… Có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Đây là một trong những thảo dược quý của nền y học cổ truyền các nước phương Đông.
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum
Thành phần chính của loại này gồm nhiều các chất như: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, các vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, trong nấm còn chứa các hoạt chất sinh học. Bao gồm terpenoids, steroid, phenol, nucleotide, glycoprotein và polysaccharides. Đặc biệt trong thành phần của nấm còn chứa các axit yếu, lysine và leucine.
2. Công dụng chính của nấm linh chi
Nấm linh chi lâu nay vẫn được coi như một vị thuốc quý, quan trọng trong việc phòng ngừa một số bệnh thường gặp. Đồng thời, nó giúp hỗ trợ điều trị các căn bệnh, biến chứng nguy hiểm.
Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS
2.1. Tác dụng phòng ngừa một số căn bệnh thường gặp
Nấm linh chi có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa, điều trị một bệnh thường gặp như:
– Phòng ngừa và điều trị các loại cúm như cúm gia cầm, cúm lợn.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, hen suyễn.
– Phòng ngừa, điều trị bệnh tim mạch.
– Phòng ngừa, điều trị bệnh về gan.
2.2. Tác dụng hỗ trợ điều trị một số căn bệnh nguy hiểm
Bên cạnh phòng ngừa các căn bệnh thông thường, nấm linh chi còn được xem như sản phẩm hỗ trợ điều trị các căn bệnh, biến chứng nguy hiểm như:
– Hỗ trợ điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
– Hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư nguy hiểm.
– Hỗ trợ điều trị bệnh thận.
– Phòng ngừa và điều trị chứng cao huyết áp.
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
2.3. Các tác dụng khác của nấm linh chi
Một số tác dụng khác của nấm linh chi gồm:
– Làm giảm căng thẳng, mệt.
– Cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
– Chống đông máu.
– Làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể.
– Giúp cân bằng chỉ số huyết áp.
– Làm đen tóc, đẹp da.
– Giúp an thần, cải thiện tình trạng sợ độ cao.
– Giúp sát trùng, kháng khuẩn.
– Cải thiện các chức năng của hệ thống miễn dịch.
3. Liều dùng hợp lý của nấm linh chi
Nấm linh chi dù có rất nhiều các tác dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không vì vậy mà chúng được lạm dụng. Liều lượng sử dụng nấm linh chi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số các vấn đề bệnh lý khác.
Liều dùng nấm linh chi phụ thuộc vào như độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số các vấn đề bệnh lý khác
Trước khi sử dụng nấm linh chi, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Bạn không nên tự dùng loại thảo dược này một cách bừa bãi mà phải theo đúng liều lượng mà thầy thuốc khuyên dùng.
4. Một số cách sử dụng nấm linh an toàn tại nhà
Hiện nay, nấm linh chi thường được bào chế thành 3 dạng chính. Bao gồm dạng bột, dạng trà và chiết suất lỏng. Loại nấm này có đặc điểm là hơi đắng và khá khó uống. Do đó, bạn có thể kết hợp thêm một số các nguyên liệu khác như mật ong, cam thảo, atiso để dễ hấp thụ hơn. Dưới đây là một vài cách sử dụng nấm linh chi theo Đông y để đạt hiệu quả cao.
4.1. Dùng nấm linh chi sắc lấy nước uống hàng ngày
Sử dụng nước linh chi đã sắc để uống có tác dụng rất tốt cho da và tóc. Hơn nữa, còn phòng ngừa được một số bệnh tật, giúp cải thiện giấc ngủ.
Dùng nấm linh chi sắc lấy nước uống hàng ngày
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 50g nấm linh chi
– 1 lít nước
– Ấm đun
– Dao hoặc kéo
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch 50g nấm linh chi rồi cho vào ấm đun với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
Bước 2: Sau khi tắt bếp cứ để ấm như vậy khoảng 5 – 10 phút rồi tiếp tục bật nhỏ lửa, đun tiếp.
Bước 3: Đun cho đến khi còn 800ml nước thì chắt lấy phần nước.
Bước 4: Đổ hết nấm ra khỏi ấm rồi dùng kéo hoặc dao cắt thành các miếng nhỏ hơn.
Bước 5: Cho phần nấm linh chi vừa cắt nhỏ vào đun tiếp khoảng 2 lần nữa để sau 3 lần đun bạn sẽ thu được 3 lít nước.
Bước 6: Đợi cho nước nguội rồi rót vào bình chứa để trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hàng.
Lưu ý bạn cũng có thể tận dụng bã nấm linh chi phơi khô để nấu thành nước tắm hàng ngày.
4.2. Dùng nấm linh chi để ngâm rượu uống dần
Bên cạnh dùng nấm để sắc lấy nước, nếu bạn uống được rượu hãy kết hợp thêm nấm linh chi. Đây được xem như bài thuốc cổ truyền được khá nhiều người áp dụng.
Dùng nấm linh chi để ngâm rượu uống dần
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 200g nấm linh chi
– 2 lít rượu (tốt nhất là rượu gạo 39 độ)
– Bình ngâm rượu
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nấm linh chi phơi khô có thái ra thành từng lát mỏng hoặc để nguyên cây nấm.
Bước 2: Cho 200g nấm linh chi đã chuẩn bị vào bình ngâm rồi đổ từ từ 2 lít rượu gạo vào.
Bước 3: Đẩy kín bình rồi chờ trong khoảng 30 ngày sau là có thể dùng được.
Bước 4: Sau mỗi bữa ăn tối hãy uống khoảng từ 1 đến 2 ly rượu (loại ly mắt trâu nhỏ).
Lưu ý rượu ngâm với nấm linh chi để càng lâu càng tốt nên bạn cứ từ từ dùng. Ngoài ra, cần bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát tránh để rượu trong bình tiếp xúc quá nhiều với không khí.
4.3. Nấm linh chi nghiền nát rồi hãm như trà
Để tận dụng hết các công dụng của nấm linh chi, nhiều người thường nghiền nát rồi hãm như trà. Cách sử dụng giúp bạn không bỏ đi phần nào của cây nấm.
Nấm linh chi dạng bột hơi khó uống nhưng lại tận dụng được hết công dụng
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Nấm linh chi đã phơi khô
– Nước sôi
– Ấm pha trà
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nghiền nát nấm linh chi thành bột mịn. Tốt nhất bạn nên đem nấm đến các nhà thuốc đông y để họ nghiền giúp.
Bước 2: Hãm nấm linh chi bằng nước đã đun sôi, đợi trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
Bước 3: Uống cả bã và nước của phần nấm linh chi vừa hãm.
Lưu ý nếu dùng nấm linh theo cách này có phần hơi khó uống bởi nấm thường rất đắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sử dụng cả phần bã của nấm sẽ tận dụng được hết các tác dụng mà loại thảo dược này mang lại.
4.4. Kết hợp nấm linh chi với một số các vị thuốc khác để chữa bệnh
Để chữa trị một số căn bệnh người ta thường kết hợp nấm linh chi với các vị thuốc khác. Ví dụ như nhân trần, tam thất, atiso, nhân sâm,…
Kết hợp thêm tam thất, nhân sâm để bồi bồi bổ cho cơ thể
– Trị bệnh viêm gan, mật: Kết hợp thêm atiso hoặc nhân trần.
– Trị chứng dị ứng, ho: Kết hợp thêm kinh giới và kim ngân hoa.
– Bồi bồi bổ cho cơ thể: Kết hợp thêm tam thất, nhân sâm.
5. Tác dụng phụ và tương tác của nấm linh chi với các loại thuốc khác
Dù được xem như bài thuốc quý nhưng nấm linh chi vẫn có một các tác dụng phụ. Ngoài ra, nó còn tương tác với một số các loại thuốc khác. Do đó, trước khi sử dụng bạn cần phải tìm hiểu kỹ những tác dụng không mong muốn của loại thảo dược này.
5.1. Tác dụng phụ của nấm linh chi
– Sử dụng nấm linh chi dạng bột có thể làm ảnh hưởng không tốt đến gan
– Bào tử của nấm hít phải có thể gây dị ứng.
– Nấm linh chi ngâm rượu dùng không đúng liều lượng sẽ gây nổi ban.
– Các phản ứng phụ mà nấm linh có thể gây ra là chảy máu cam, đau bụng, ngứa mũi, chảy máu.
5.2. Tương tác của nấm linh với các loại thuốc khác
Tương tác với các loại thuốc trị huyết áp: Thành phần trong nấm linh chi có khả năng làm hạ huyết áp. Do đó, khi dùng chung với thuốc trị huyết áp cao thể dẫn đến chỉ số huyết áp của bạn xuống thấp.
Tương tác với thuốc làm chậm đông máu: Nấm linh chi khi có khả năng làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, nếu dùng chung với thuốc chống đông máu sẽ có nguy cơ khiến người bệnh bị chảy máu và bầm tím.
Nấm linh chi là một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy nên, hãy tận dụng một cách tối đa những lợi ích mà loại nấm này mang lại. Tuy nhiên, cũng đừng quá lạm dụng mà dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn nhé!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Sức Khỏe