Trào ngược dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở mọi đối tượng. Nó thường diễn ra âm thầm, trong thời gian dài. Vì vậy mà khiến cho người bệnh khó phát hiện, sinh ra chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vậy trào ngược dạ dày là bệnh gì? Có những dấu hiệu gì để nhận biết? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng meoeva.com tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
- Trào ngược dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Xét nghiệm vdrl là gì? Phương pháp và cách đọc kết quả xét nghiệm
- Mầm Đậu Nành là gì? Tác dụng tốt hay xấu đến sức khỏe và làm đẹp
- Công dụng và cách dùng Trà Hoa Cúc để bảo vệ sức khỏe hàng ngày
- Đau bụng bên trái: Dấu hiệu cảnh cáo của những căn bệnh khó lường
1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng mà dịch của dạ dày trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên lên thực quản.
Trong tình trạng sức khỏe bình thường, mỗi khi bạn ăn hay uống, thức ăn sẽ từ miệng rồi đi xuống thực quản. Cơ vòng thực quản sẽ hoạt động theo hướng mở ra để thức ăn tiếp tục trôi xuống dạ dày. Sau đó cơ vòng tự động khép kín lại để ngăn chặn thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên trên. Bệnh trào ngược dạ dày thường xảy ra trong điều kiện dịch vị từ dạ dày trào ngược lên phía trên. Từ đó làm tổn thương cơ quan thực quản như miệng, thanh quản.
2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày ngày có thể nhận biết thông qua nhiều triệu chứng. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa trị thành công chắc chắn sẽ cao hơn. Vậy nên, hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất thông qua một số dấu hiệu sau:
Đau, tức vùng ngực là một trong những dấu hiệu của trào ngược dạ dày
2.1. Dấu hiệu ợ nóng
Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất cho biết bạn có nguy cơ đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Những lúc như vậy, người bệnh thường cảm thấy nóng rát khó chịu từ vị trí phía sau xương ức. Và có lan đến tận cổ họng. Khi bạn cúi hoặc nằm xuống sau lúc ăn xong, cảm giác nóng rát lại càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo hiện tượng ợ thức ăn, ợ chua bên cạnh ợ nóng. Những dấu hiệu này cho biết dịch từ dạ dày đang được đẩy lên cao đến hết chiều dài của thực quản. Lúc này bạn sẽ cảm thấy trong miệng có vị hơi chua chua.
2.2. Dấu hiệu đau, tức vùng ngực
Người bị trào ngược dạ dày rất hay bị chèn ép ở vùng sau xương ức rồi lan rộng ra sau lưng, hàm, cổ hay cánh tay. Hiện tượng trên thường kéo dài hàng tiếng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào thời điểm sau khi ăn. Trường hợp bạn đang gặp vấn đề stress, các cơn đau tức còn trở nặng hơn. Những cơn đau có thể tự biến mất hoặc phải dùng thuốc trung hòa axit hay giảm tiết.
2.3. Dấu hiệu khó nuốt, nuốt đau
Mỗi khi ăn người bị trào ngược dạ dày hay bị khó nuốt, nuốt đau khi thức ăn cứ kẹt ở thực quản. Kèm theo dịch đờm ở cổ. Bên cạnh đó, tiếng cũng bị khàn. Nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên là do axit từ dạ dày trào lên quá nhiều và nhanh. Điều này dẫn đến thực quản bị phù nề và sưng tấy.
2.4. Dấu hiệu khàn giọng, ho và đau họng về đêm
Những triệu chứng trên thường khiến nhiều người lầm tưởng với chứng viêm họng. Các dấu hiệu trên thường bắt đầu vào buổi sáng sáng và kết thúc vào trưa hoặc chiều.
2.5. Dấu hiệu nuốt nước bọt nhiều
Nuốt nước bọt nhiều hơn bình thường là dấu tuy đơn giản nhưng cũng cảnh báo cho bạn biết nguy cơ đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bởi nước bọt sẽ làm trung hòa lượng axit bị đẩy lên thực quản.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân chính gây ra là do sự suy giảm của cơ thắt thực quản bên dưới. Và do lượng axit dư thừa bên trong dạ dày. Một ví dụ đơn giản, dạ dày được ví như chiếc thùng, còn cơ thắt thực quản giống như cái nắp thùng. Khi cái nắp thùng suy yếu thì dịch tiết từ dạ dày có cơ hội để trào lên.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày phải kể đến như:
Thừa cân béo phì làm gia tăng áp lực lên vùng bụng kéo theo nguy cơ trào ngược dạ dày
– Thừa cân béo phì làm gia tăng áp lực lên vùng bụng.
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai vùng bụng sẽ bị đè nén nhiều hơn. Cùng với đó là sự thay đổi tiết tố bên trong cơ thể.
– Do thói quen ăn uống không lành mạnh bệnh dẫn đến chứng khó tiêu, làm tăng áp lực lên vùng bụng.
– Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
– Do tác dụng phụ của một loại thuốc tây, đặc biệt là thuốc trị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
– Nguyên nhân do các bệnh lý về thực quản như thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản, thoát vị hoành,..
– Thoát vị khe khiến áp lực trong cơ vòng thực quản giảm xuống. Đồng thời, cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
4. Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dễ thấy nhất là những biến chứng bệnh ở đường tiêu hóa, thực quản, hệ thống hô hấp. Điển hình phải kể đến như ung thư thực quản, viêm xoang mãn tính,.. Ở một trường hợp trẻ nhỏ, thậm chí còn có thể dẫn đến đột tử.
Các biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày
4.1. Biến chứng viêm hệ hô hấp
Dù chỉ một lượng nhỏ dịch axit trào ngược lên đường hô hấp cũng đủ để dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi,.. Những triệu này thường kéo dài. Trường hợp như trên, người bệnh thường ho, khò khè nhưng điều trị bằng các phương pháp thông thường lại không có hiệu quả. Ở một số trường hợp còn bị khản tiếng là do dây thanh quản đã dày lên. Đó là hậu quả của việc axit dạ dày đã xâm nhập vào vùng hầu họng.
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng hen suyễn với người mắc bệnh GERD. Bên cạnh đó, người mắc trào ngược dạ dày còn có nguy cơ cao bị viêm tai, mòn răng.
4.2. Trào ngược dạ dày dẫn đến hẹp thực quản
Viêm thực quản kéo theo tình trạng loét, hẹp thực quản là biến chứng khác của trào ngược dạ dày. Bởi dịch tiết từ dạ dày trào lên thường xuyên gây ra tổn thương ở vùng niêm mạc thực quản. Vì vậy mà GERD còn có tên gọi là viêm trào ngược thực quản.
Một số biến chứng thường gặp ở người bệnh phải kể đến như nuốt đau, nuốt khó, đau tức ngực. Nặng hơn là tình trạng đau ở sau xương ức khi ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng. Xơ hóa do viêm còn gây ra co rút thực quản.
4.3. Barrett thực quản
Barrett thực quản được xem như tình trạng các tế bào lót ở vùng thực quản thay đổi màu sắc. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc qua lại với axit từ dạ dày.
Dù tỷ lệ phần trăm người bị trào ngược dạ dày chuyển sang Barrett thực quản là khá thấp. Tuy nhiên, những thay đổi của tế bào Barrett thực quản là lời cảnh báo về nguy cơ mắc ung thư thực quản. Đây được xem như biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày.
4.4. Ung thư thực quản
Người mắc GERD có nguy cơ dẫn đến Barrett thực quản và ung thư thực quản. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư thực quản của người bị trào ngược dạ dày là không cao. Thế nhưng nó vẫn là nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ung thư thực quản hay gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Các dấu hiệu theo bệnh có thể là khó nuốt, nôn ói, đau xương ức, khản tiếng, đau tức ngực,.. Thậm chí còn có thể sờ thấy các hạch to ở vùng hố thượng đòn bên trái hoặc bên phải hay cả 2 bên. Sau một thời gian người bệnh sẽ có dấu hiệu sụt cân, da khô sạm, 2 bàn tay sẽ có nhiều nếp nhăn hơn.
5. Cách điều trị trào ngược dạ dày
Để điều trị trào ngược dạ dày phải dựa vào nhiều phương pháp. Ví dụ như thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, điều trị nội ngoại khoa và một số các thủ thuật khác.
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn làm nhiều bữa trong ngày
Các biện pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên áp dụng. Xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ làm giảm tần suất các cơn trào ngược đi đáng kể.
– Ăn làm nhiều bữa trong ngày. Người bị trào ngược dạ dày thường hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn. Vậy nên hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính.
– Ưu tiên các thực phẩm có tính kiềm, trung hòa tốt nhất lượng axit hay các loại đạm dễ tiêu.
– Hạn chế các thực phẩm làm tăng kích ứng tiết dịch axit hoặc kích thích sự co thắt thực quản dưới. Ví dụ như các loại trái cây có vị chua hoặc các sản phẩm từ sữa.
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn chua cay.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
– Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
– Sau khi ăn xong không nên nằm hoặc làm việc ngay.
– Duy trì một tinh thần thoải mái, không lo nghĩ nhiều để tránh stress.
6. Các loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có thể được cải thiện và phòng tránh thông qua việc sử dụng các thực phẩm phù hợp.
Các loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày
6.1. Bánh mì và bột yến mạch
Đây là loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột có tác dụng rất tốt để làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Đồng thời, giúp hạn chế các tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra.
6.2. Các loại đậu, đỗ
Các loại đậu, đỗ có chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Cùng với đó là các amino axit có tác dụng ảnh hạn chế ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày.
6.3. Các loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu
Thịt thăn lợn, lưỡi lợn, thịt ngan là những loại thực thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn sẽ trung hòa lượng axit, làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
6.4. Sữa chua
Đây là một trong những thực phẩm “vàng” cho hệ tiêu hóa. Nó giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa. Vậy nên, hãy sử dụng sữa chua hàng ngày nhưng chú ý là không nên ăn nó vào lúc đói nhé.
6.5. Mật ong và nghệ
Mật ong khi kết hợp với nghệ sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày khá hiệu quả. Mặt khác, chúng cũng có tác dụng làm giảm tần suất các cơn trào ngược của dạ dày.
Bài viết vừa cung cấp một số thông tin cơ bản nhất về bệnh trào ngược dạ dày. Hy vọng chúng đã giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời chứng bệnh này!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Sức Khỏe