Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng. Trong đó, những người trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Rối loạn tiền đình nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt.
1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình có thể được coi như một hệ thống thuộc cơ quan thần kinh. Vị trí của nó nằm ở hai bên ốc tai. Vai trò chính của hệ thống này là duy trì tư thế, phối hợp cử động với mắt, đầu và toàn cơ thể. Khi bạn di chuyển và thực hiện các động tác như cúi, bước đi, xoay người,.. Tiền đình cũng sẽ nghiêng theo các tư thế trên để giữ cho cơ thể luôn thăng bằng.
Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh gây ra sự mất cân bằng về tư thế
Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh gây ra sự mất cân bằng về tư thế. Vì vậy mà người bệnh luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tai ù ù, đi đứng không vững,.. Đây là căn bệnh rất hay bị tái phát, gây ra nhiều bất lợi đến sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và đời sống.
2. Rối loạn tiền đình có gây nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi biến mất. Thế nhưng nó cũng có thể kéo dài hơn, tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà có dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn tiền đình nếu không điều trị sớm bệnh sẽ kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
Trong lúc bệnh đang trong cơn hoạt động mạnh, người bệnh có nguy cơ bị vấp ngã dẫn đến các tổn thương cho cơ thể. Ví dụ như gãy chân, gãy tay, chấn thương sọ não,.. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến đột quỵ do thiếu máu lên não. Vậy nên, khi phát hiện ra bệnh bạn cần phải tìm cách chữa trị ngay nhé.
3. guyên nhân gây ra rối loạn tiền đình
Nếu muốn trị tận gốc chứng bệnh này, đòi hỏi người bệnh phải xác định rõ nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Từ đó, các bác sĩ sẽ mới đưa ra được phác đồ phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
– Do các tình trạng bệnh lý như huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, tai biến, cơ thể thiếu máu,.. Làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn, khiến cho lượng máu lên não chậm.
– Các vấn đề căng thẳng về tâm lý như áp lực từ công việc và gia đình, lo âu, trầm cảm,.. Chúng là tác nhân làm cho cơ thể gia tăng sản sinh hormone cortisol. Hormone này là tác nhân gây ra các tổn thương cho hệ thống thần kinh. Trong trường hợp này, dây thần kinh số 8 cũng bị tổn thương. Từ đó làm cho hệ thống tiền đình không còn nhận được các tín hiệu chính xác. Và đương nhiên các hoạt động của cơ thể còn còn chuẩn xác nữa.
– Hậu quả để lại của một số căn bệnh như viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u não,.. Cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
– Người béo phì hay người quá gầy đều có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình.
– Với người cao tuổi, chức năng của một số cơ quan thường bị suy giảm.
– Do bị mất máu quá nhiều trong trường hợp bị chấn thương, phụ nữ sau sinh cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh.
– Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.
– Ảnh hưởng từ hóa chất quanh môi trường sống hoặc ảnh hưởng từ việc sử dụng các loại thuốc.
4. Triệu chứng của rối loạn tiền đình
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không khó để nhận biết. Tuy nhiên, nhiều người lại thường chủ quan với những dấu hiệu thay đổi nhỏ này. Và dễ lầm tưởng là cơ thể bị suy nhược hoặc do tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Các biểu hiện cụ thể của người bị rối loạn tiền đình gồm:
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình
– Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
– Cơ thể bị mất cân bằng, đi đứng loạng choạng.
– Cả thị giác và thính giác đều bị rối loạn.
– Chóng mặt kèm theo đau nhức đột ngột ở người cao tuổi.
– Thỉnh thoảng hay bị sốt cao.
– Hay có cảm giác hồi hộp, đánh trống người liên tục.
– Ở một số trường hợp nặng hơn sẽ đau nhức, chân tay tê nhức kèm theo run rẩy.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Những người mắc rối loạn tiền đình thường hay bị mất tập trung, không muốn làm việc, lo lắng quá mức hoặc luôn tìm kiếm sự chú ý từ người khác. Nếu như thấy cơ thể mình có những biểu hiện trên bạn nên đi kiểm tra trước khi bệnh diễn biến nặng hơn.
5. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Phòng ngừa luôn tốt hơn là có bệnh rồi với chạy chữa. Vậy nên, để có thể phòng tránh được rối loạn tiền đình bạn thực hiện những lời khuyên sau:
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích để phòng ngừa rối loạn tiền đình
– Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Đặc biệt là với người hay phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng.
– Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không lo nghĩ nhiều để giảm căng thẳng cho hệ thần kinh.
– Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước, tránh cho cơ thể bị thiếu nước dẫn đến các cơ quan hoạt động không bình thường.
– Hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác như thuốc lá, cà phê.
– Tránh đọc sách báo khi đang ngồi trên ô tô.
6. Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Để điều trị rối loạn tiền đình thì có khá nhiều các phương pháp. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà đưa ra phác đồ phù hợp nhất cho người bệnh.
Rối loạn tiền đình có thể điều trị bằng thuốc
6.1. Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
Phương pháp trị liệu này yêu cầu bạn phải thực hiện các bài tập về đầu, mắt hoặc toàn cơ thể. Mục đích là để rèn luyện cho bộ não nhận biết và xử lý các tín hiệu tốt hơn. Đây là cách triệu liệu đòi hỏi tính kiên trì cao từ người bệnh. Nếu áp dụng đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ, tình trạng bệnh rối loạn tiền đình sẽ được cải thiện rõ rệt.
6.2. Thực hiện các bài tập thể dục tai nhà
Các bài tập thể dục tại nhà là một phần quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình. Các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cho các bài tập phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Cùng với đó là một lộ trình thể dục tiến bộ nhằm giúp nâng cao thể lực và giải tỏa căng thẳng.
6.3. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Việc ăn uống không điều độ, thiếu kiểm soát cũng được xem như nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình ngày càng nghiêm trọng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, những người mắc Ménière, phù tích nội thứ phát và chứng chóng mặt có liên quan đến nhau. Và một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
6.4. Điều trị bằng thuốc
Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ là một trong những phương pháp điều trị bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phụ thuộc vào từng tình trạng của người bệnh chứ không phải ai cũng dùng được. Thông thường ở giai đoạn đầu của rối loạn tiền đình thì thuốc có hiệu quả hơn. Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo trong 5 ngày với trường hợp cấp tính. Hoặc liên tục với trường hợp mãn tính.
6.5. Điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp phẫu thuật
Khi đã thực hiện tất cả các biện pháp điều trị trên mà không có hiệu quả, phẫu thuật là biện pháp cuối cùng có thể thực hiện. Một số phương pháp phẫu thuật được áp lực dụng phổ biến hiện nay phải kể đến như:
– Phẫu thuật giảm áp lực nội mạch trong hệ thống tiền đình
– Đặt ống cân bằng khí nén PE
– Phá hủy tế bào thần kinh sọ não
– Phá hủy các cơ quan giữ nhiệm vụ vụ cân bằng
Mục đích của các phương pháp phẫu thuật trên là để hạn chế sự hình thành của các thông tin sai lệch. Đồng thời, ngăn chặn sự lan truyền của các thông tin này lên não.
Rối loạn tiền đình thường diễn ra một cách âm thầm nhưng hậu quả mà nó gây lại không hề nhỏ. Vậy nên, hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu và thực hiện điều trị đúng phương pháp nhé!
Nguồn: https://meoeva.com
Danh mục: Sức Khỏe